Tăng mức phạt lái xe uống rượu bia, xe máy đi vào đường cao tốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/9/2015 | 8:25:33 AM

Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm giao thông sẽ trình Chính phủ vào tháng 10 và ban hành vào tháng 12 tới đây sẽ sửa đổi theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện.
Cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện.

Nghị định xử phạt mới này là để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 171 và Nghị định 107 sau một thời gian triển khai đã xuất hiện một số quy định còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, đối với nhóm vi phạm về nồng độ cồn, dự thảo đề xuất tăng mức phạt tiền đối với tất cả các hành vi của lái xe ôtô. Theo đó, tăng mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng lên mức 3-5 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn dưới 50mg trong máu hoặc dưới 0,25mg/1 lít khí thở (mức 1).

Tăng từ 7-8 triệu đồng lên 8-12 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80 mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/lít khí thở (mức 2).

Đặc biệt, người có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở (mức 3) sẽ phạt tiền từ 14-16 triệu đồng thay vì mức 10-15 triệu đồng như trước. Các hành vi ở mức 2 và 3 còn bị tước Giấy phép lái xe ba tháng thay vì hai tháng như hiện nay.

Đối với người điểu khiển môtô, xe gắn máy, mức phạt cũng tăng gấp đôi hiện nay. Vi phạm ở mức 2 sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng và mức 3 là 5-7 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 2-3 tháng.

Giải thích về việc nâng mức xử phạt này, ông Vũ Đỗ Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, theo thông kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, số vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia gây ra trên toàn quốc trung bình mỗi năm chiếm từ 16-20%.

Đáng nói, tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Hơn nữa, các vụ tai nạn do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia thường rất nghiêm trọng cả về tính chất lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản, đe dọa an toàn giao thông đối với những người khác, đối với cả hệ thống giao thông. Đây là con số báo động đỏ cho vấn đề tai nạn giao thông do bia rượu gây ra.

“Vì vậy, cần điều chỉnh quy định về xử phạt hành vi hành vi điều khiển xe trên đường nhưng trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định để tăng tính răn đe, ngăn chặn nguồn nguy hiểm cho xã hội,” ông Vũ Đỗ Anh Dũng khẳng định.

Với hành vi chở quá tải 150%, mức phạt tiền cũng tăng gấp đôi.

Theo đó, lái xe vi phạm sẽ bị xử phạt từ 14-16 triệu đồng còn chủ phương tiện là cá nhân bị xử phạt từ 18-22 triệu đồng (mức cũ là 16-18 triệu đồng). Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 36-44 triệu đồng so với mức cũ là 32-36 triệu đồng. Hành vi không chấp hành việc kiểm tra tải trọng cũng tăng mức phạt từ 3-5 triệu đồng lên tới 14-16 triệu đồng nhằm ngăn chặn tình trạng chống đối khi bị kiểm tra tải trọng trên đường.

Nhìn nhận về vấn đề này, vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ bày tỏ quan điểm, dù đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tuy nhiên, tình trạng xe chở hàng quá tải trọng diễn ra phổ biến và hết sức nghiêm trọng, nhiều xe chở quá tải 100-300% tải trọng cho phép, nhiều xe bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm. Vì thế, để đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn, tránh nguy hiểm cho xã hội, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thi hành pháp luật, cần nghiên cứu, điều chỉnh các mức phạt cho phù hợp.

Tại Dự thảo, hành vi đi xe máy vào đường cao tốc, mức xử phạt tăng lên gấp 10 lần. Cụ thể, người điều khiển môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 2-4 triệu đồng thay vì mức 200-400.000 đồng hiện nay. Đối với xe ôtô dừng đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc cũng tăng từ mức 800.000-1,2 triệu đồng lên mức 2-3 triệu đồng.

Theo đại diện Ban soạn thảo, đi xe máy vào đường cao tốc là hành vi rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông do các xe ôtô đang lưu hành trên đường cao tốc với tốc độ rất cao trong khi đó, mức xử phạt hiện nay không đủ sức ngăn chặn, răn đe.

Với nhóm hành vi vi phạm về tốc độ mức xử phạt cũng tăng cao theo từng hành vi và mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong đó, mức cao nhất là của xe ôtô đi với tốc độ vượt trên 35km/giờ so với quy định sẽ bị phạt từ 8-12 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 3 tháng…

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách (quá số người, sai luồng tuyến, không có phù hiệu…); nhóm hành vi không chấp hành hiệu lệnh, cản trở xe ưu tiên…

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn

Sau khi xe tải chở gỗ đâm trực diện vào container, người dân phải mất hơn 1 giờ mới đưa được tài xế ra ngoài.

Học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu (thành phố Yên Bái) xem triển lãm tránh, ảnh về ATGT. (Ảnh: Hùng Cường)

YBĐT - Bước vào mỗi năm học, nỗi lo mất an toàn giao thông (ATGT) trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái lại trở thành mối quan tâm của các cấp, ngành và phụ huynh. Trước thực trạng đó, các cấp, ngành, đặc biệt là ngành giáo dục thành phố đang tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT cho phụ huynh, các em học sinh và thầy, cô giáo, cộng đồng dân cư cùng chung sức tham gia bảo đảm ATGT.

Các camera và máy đo tốc độ được gắn trên các tuyến đường cao tốc để soi vi phạm và xử phạt.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có Tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án thí điểm hệ thống giám sát xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, đoạn Nội Bài-Phú Thọ (Km0-Km54+640) và tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ-Ninh Bình với tổng mức đầu tư hơn 210 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.

Triển khai kế hoạch công tác trước giờ tuần tra. 
(Ảnh: Thanh Hương)

YBĐT - Có thể nói, vai trò, trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) là rất quan trọng, các anh đã góp phần tích cực vào việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT). Không quản nắng mưa, đường xa hay đêm hôm thanh vắng, nhận lệnh là các chiến sỹ CSGT hăng hái lên đường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự ATGT; điều tra, xử lý tai nạn giao thông (TNGT) và tuyên truyền, hướng dẫn luật lệ ATGT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục