Mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái: Ý kiến người sử dụng

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/10/2015 | 2:54:49 PM

YênBái - YBĐT - Khó khăn trong thực hiện đội mũ bảo hiểm (MBH) đối với phụ nữ một số dân tộc thiểu số (DTTS) có phong tục vấn khăn, búi tóc trên đầu đã là vấn đề được đặt ra từ thực tế ngay từ khi có quy định bắt buộc đội MBH đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy.

Những loại mũ bảo hiểm hiện nay không đảm bảo an toàn khi sử dụng cho phụ nữ dân tộc Thái có tằng cẩu.
Những loại mũ bảo hiểm hiện nay không đảm bảo an toàn khi sử dụng cho phụ nữ dân tộc Thái có tằng cẩu.

Hiện mới chỉ có ba loại MBH đạt chuẩn (mũ nửa đầu, mũ che tai và mũ có cả hàm). Cả ba loại mũ này đều khó sử dụng đối với phụ nữ DTTS có tục vấn khăn, búi tóc, nhất là đối với phụ nữ Thái đen có tục tằng cẩu (búi tóc cao trên đỉnh đầu) và chiếc mũ bảo hiểm gần như không có tác dụng.

Mới đây, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có Hội thảo Nghiên cứu giải pháp sản xuất MBH phù hợp với phụ nữ đồng bào các DTTS miền núi phía Bắc. Tại Hội thảo, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thống nhất quan điểm đề xuất một số doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra thiết kế mẫu MBH dành cho phụ nữ DTTS. Ngay tại hội thảo này, đại diện hãng chuyên sản xuất MBH đã  đưa ra ý tưởng về 2 kiểu mũ cho chị em có búi tóc: loại mũ khoét lỗ để đưa búi tóc ra ngoài và loại không khoét lỗ để chùm cả búi tóc. Điểm hạn chế là mũ không khoét lỗ thì trọng lượng xấp xỉ một ki-lô-gam, trọng tâm mũ cao khiến mũ chênh vênh. Mũ khoét lỗ thì không đảm bảo an toàn cho người đội nhưng quan trọng hơn là cả hai loại mũ này đều không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế MBH hiện nay. Về chi phí, thời gian sản xuất, loại có khoét lỗ có chi phí tương đương mũ bảo hiểm hiện nay, còn loại không khoét lỗ cao hơn 30 - 60%.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng trước mắt cần lấy ý kiến của phụ nữ DTTS để chọn loại MBH thích hợp. Có thể nói, thiết kế chiếc MBH phù hợp cho phụ nữ DTTS đến nay vẫn là một bài toán khó nhưng là một điều cần thiết dù phụ nữ DTTS chiếm tỷ lệ nhỏ. Và để những ý tưởng thiết kế cũng như sản xuất chiếc MBH phù hợp thì việc lấy ý kiến tham khảo của chính người trong cuộc trên diện rộng cũng là một điều cần thiết, tránh để sản xuất tốn kém mà không được đón nhận. Chúng tôi đã ghi nhận một số ý kiến của phụ nữ dân tộc Thái đen có tục tằng cẩu ở khu vực Mường Lò - nơi có đông đồng bào Thái sinh sống, quanh nhu cầu về chiếc MBH phù hợp với tập quán của dân tộc mình.

Chị Lường Thị Ín - thôn Bản Đường, xã Hạnh Sơn (Văn Chấn):

Chúng tôi rất nghiêm túc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy nhưng các loại mũ hiện nay không hợp lý với tập tục của chúng tôi. Vì thế phụ nữ Thái đen có tằng cẩu như chúng tôi rất mong muốn có kiểu mũ phù hợp để vừa giữ được phong tục truyền thống của dân tộc vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng chiếc mũ đó.

 

 

 

 

Chị Hoàng Thị Sơi - Thôn Đêu 1, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ):

Nếu có chiếc mũ khoét lỗ để đưa tóc búi ra ngoài, trong trường hợp không có chiếc mũ nào tốt hơn thì tôi sẽ lựa chọn chiếc mũ này. Nó ôm sát đầu thì sẽ an toàn hơn nhiều những chiếc mũ như hiện nay tôi đang sử dụng.

 

 

 

 

 

Chị Lường Thị Hồng Chung - Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ):

Tôi không thích chiếc mũ khoét lỗ vì trông không ổn về mặt thẩm mĩ. Hơn nữa, nếu sử dụng chiếc mũ đó mà gặp trời mưa thì sẽ thế nào?  Tôi nghĩ một chiếc mũ có thể trùm lên cả tóc có vẻ hợp lý hơn nhưng nó cũng cần hợp lý về mặt kích cỡ và trọng lượng. Nếu to quá trước hết nhìn cũng sẽ rất xấu, nặng quá thì người đội không thoải mái. Nếu có chiếc mũ phù hợp với tằng cẩu của phụ nữ Thái chúng tôi mà đáp ứng được cả về sự an toàn, tính thẩm mĩ và độ thoải mái thì chắc chắn tôi sẽ sử dụng ngay.

 

 

Bà Lò Thị Yêu - Tổ 9, phường Cầu Thia (thị xã Nghĩa Lộ):

Tôi muốn một chiếc mũ phù hợp với phong tục tằng cẩu của chúng tôi nhưng giá cả cũng phải chăng. Nếu chiếc mũ đắt quá thì chúng tôi cũng khó mua vì điều kiện kinh tế của nhiều người không được khá giả lắm.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Hiện trường chiếc xe khách lao xuống sông ở Ninh Bình.

Chiếc xe khách giường nằm ở Ninh Bình bất ngờ mất lái lao thẳng xuống sông, khiến nhiều hành khách hoảng loạn đập cửa kính nhảy xuống sông.

Các chiến sỹ CSGT hướng dẫn phân luồng phương tiện giao thông.

YBĐT - Những khi dầm mưa, dãi nắng; những lúc nhận nhiệm vụ đột xuất bất kể đêm ngày; những căng thẳng trong quá trình xử lý vi phạm, cả những hiểm nguy tiềm ẩn… của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) là có thật và không thể phủ nhận. Gia đình, người thân của họ là những người thấu hiểu điều này hơn bất cứ ai. >> Cảnh sát giao thông: Những tâm sự nghề

Lực lượng Cảnh sát Giao thông kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông.

YBĐT - Cuối năm thường là dịp mật độ phương tiện và người tham gia giao thông sẽ tăng cao, làm gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông. Điều này đòi hỏi các cấp, ngành chức năng và địa phương phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do TNGT gây ra.

Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong những ngày diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

YBĐT - "Nếu ngày lễ tết nào không hoặc ít xảy ra tai nạn giao thông thì đấy cũng là niềm vui của anh em chúng tôi, bù đắp cho niềm vui chưa trọn vẹn của riêng mình" - Đại úy Tuấn tâm sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục