Đề xuất điều chỉnh quy định về xe tập lái, giáo viên dạy lái xe

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/11/2023 | 3:22:47 PM

Bộ GTVT đề xuất xe tập lái hạng B1, B2 và KB có niên hạn không quá 20 năm, tính từ năm sản xuất; giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Bộ GTVT đề xuất xe tập lái hạng B1, B2 và KB có niên hạn không quá 20 năm, tính từ năm sản xuất
Bộ GTVT đề xuất xe tập lái hạng B1, B2 và KB có niên hạn không quá 20 năm, tính từ năm sản xuất

Bộ Tư pháp đang tổ chức thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Thay mặt Cơ quan soạn thảo, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, toàn quốc hiện có xấp xỉ 41.000 xe tập lái (trong đó, xe tập lái hạng B chiếm 80% tổng số xe tập lái) và xấp xỉ 4.300 xe sát hạch (trong đó, xe sát hạch hạng B chiếm 90% tổng số xe sát hạch).

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2009 của Chính phủ quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại ô tô chở hàng và ô tô chở người (gọi tắt là ô tô), xe tập lái và xe sát hạch hạng C có niên hạn sử dụng không quá 25 năm và xe tập lái và xe sát hạch hạng D và E có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.

Trong khi hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe là hoạt động kinh doanh có điều kiện, nên Bộ GTVT cho rằng cần xem xét quy định niên hạn đối với xe tập lái và xe sát hạch hạng B để đảm bảo tính đồng nhất.

Việc bổ sung niên hạn xe tập lái và xe sát hạch nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ nói chung; nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, sát hạch lái xe và thực hiện cam kết của Việt Nam đang cắt giảm khí thải để góp phần thúc đẩy Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Tại dự thảo vừa gửi tới Bộ Tư pháp, Bộ GTVT đề xuất bổ sung quy định: Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo. Xe tập lái hạng B1, B2 và KB có niên hạn không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất); xe tập lái hạng C, KC, D, E, KD và KE có niên hạn theo quy định tại Nghị định 95/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với ô tô chở hàng và ô tô chở người.

Sân tập lái thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo; được xây dựng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và theo quy định pháp luật về xây dựng.

Xe tập lái các hạng phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.

Trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe thì có thể được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy thực hành lái xe.

Về tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Bộ GTVT cho biết, giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo Thông tư 08/2017 của Bộ LĐ-TB&XH như sau: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp (Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên).

"Trong hệ thống nghề đào tạo quốc gia hiện nay có rất ít ngành nghề có chuyên ngành phù hợp với nghề đào tạo lái xe ô tô. Việc tuyển dụng giáo viên dạy nghề lái xe hiện nay rất khó khăn, vì vậy cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn", Bộ GTVT nêu quan điểm.

Cơ quan này đề xuất bổ sung tiêu chuẩn chung: "Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp". Sở GTVT cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý hoặc các cá nhân.

Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bị thu hồi trong các trường hợp: Có hành vi gian lận để được tham dự tập huấn và kiểm tra để được Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe; do cơ quan không có thẩm quyền cấp; bị tẩy xóa, sửa chữa; cho người khác thuê, mượn để sử dụng,…

Cơ sở đào tạo lái xe được cấp giấy phép xe tập lái phải dừng sử dụng ô tô đã bị thu hồi giấy phép xe tập lái trong hoạt động giảng dạy ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm. Đồng thời nộp lại giấy phép cho cơ quan cấp ngay sau khi quyết định thu hồi giấy phép xe tập lái có hiệu lực.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Ngày hội thanh niên với an toàn giao thông năm 2023 thu hút trên 3.000 học sinh, sinh viên tham gia.

Thực hiện chủ đề năm an toàn giao thông (ATGT) 2023 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, ngay từ đầu năm, Ban ATGT tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, kịp thời và có hiệu quả. Đặc biệt, lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen “Đã uống rượu, bia - không lái xe”.

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn lái xe.

Từ ngày 30/8 đến ngày 15/10, các tổ công tác của Bộ Công an đã phát hiện 6.119 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Công an huyện Lục Yên xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Từ đầu năm đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông, Công an huyện Lục Yên đã phát hiện, kiểm tra, xử lý 1.423 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; trong đó có gần 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Học sinh đi xe máy đến trường hiện nay đã quá phổ biến (ảnh chụp trên đường Nguyễn Kim, quận 5, TP.HCM vào sáng 22-11)

Đại biểu Quốc hội cho rằng người sử dụng xe dưới 50 phân khối chủ yếu là học sinh, chưa nhận thức đầy đủ pháp luật an toàn giao thông nên cần phải sát hạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục