Không hạ chuẩn, giáo viên dạy lái xe phải có bằng trung cấp

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/11/2024 | 2:43:48 PM

Bộ Giao thông vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó giữ nguyên tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành phải có bằng trung cấp.

Giáo viên dạy lái xe phải tốt nghiệp trung cấp.
Giáo viên dạy lái xe phải tốt nghiệp trung cấp.

Trong đó, dự thảo Nghị định giữ nguyên quy định hiện hành về tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành lái xe thay vì hạ chuẩn (chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 - PV) như dự thảo lấy ý kiến hồi tháng 9/2023. 

Cụ thể, giáo viên dạy thực hành lái xe phải có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề trở lên, có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo.

Giáo viên dạy các hạng B, C1 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 3 năm trở lên, kể từ ngày được cấp giấy phép lái xe.

Giáo viên dạy các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 5 năm trở lên kể từ ngày được cấp giấy phép lái xe.

Ngoài ra, giáo viên dạy thực hành lái xe phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ về trình độ nghiệp vụ sư phạm: cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, sư phạm, sư phạm kỹ thuật, trung cấp sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trung cấp.

Đồng thời, những giáo viên này đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình khung quy định.

Hoàn toàn ủng hộ quy định này, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo một trung tâm đào tạo sát hạch lái xe cho rằng việc này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho học viên học tập và rèn luyện kỹ năng lái xe tốt hơn.

Cục Đường bộ Việt Nam (đơn vị được Bộ GTVT giao chủ trì soạn thảo Nghị định) cho biết, theo kế hoạch, nghị định sẽ được ban hành trong tháng 11. 

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Nhịp giữa cầu T6 bị đổ sập khi xe tải chở 30 tấn đi qua.

Xe tải 68C-112.10 có tải trọng 19.450kg, trên xe chở khoảng 30 tấn gạch trong khi cầu T6 (nối xã Vĩnh Phước với thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn) chỉ cho phép phương tiện có trọng tải 5 tấn qua cầu.

90 phương tiện được cấp phù hiệu trong đợt này tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tham gia giao thông thuận lợi hơn.

Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái công bố danh sách phương tiện, các loại phù hiệu, thời hạn có hiệu lực của phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã được Sở cấp và quản lý kể từ ngày 1 đến ngày 31/10/2024.

Các thành viên Tổ tự quản về ATGT đưa học sinh Trường Tiểu học Yên Thịnh qua đường an toàn.

Giờ tan học, hình ảnh những chiếc xe máy nối đuôi nhau, tiếng còi xe inh ỏi, những đứa trẻ hớn hở chạy nhảy luôn là một khung cảnh quen thuộc tại các cổng trường học. Tuy nhiên, tại Trường Tiểu học Yên Thịnh, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tình hình giao thông đã có những chuyển biến tích cực nhờ sự ra đời của Tổ tự quản về an toàn giao thông (ATGT).

Đội CSGT-TT, Công an huyện Mù Cang Chải ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với tiềm năng phát triển du lịch, hàng năm thu hút hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước. Chính vì vậy, công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông (ATGT) luôn được cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là Công an huyện chú trọng, đặt lên hàng đầu với quyết tâm đưa Mù Cang Chải trở thành điểm đến du lịch “Bản sắc, an toàn và thân thiện”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục