Làm theo Bác để ấm no
- Cập nhật: Thứ tư, 20/5/2015 | 2:39:44 PM
YênBái - Là xã có 99% đồng bào Mông thuộc huyện đặc biệt khó khăn, nhưng nhiều năm qua, xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu) luôn xác định việc thực hiện tốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng tập trung sức mạnh của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân khắc phục khó khăn, từng bước thoát khỏi đói nghèo.
Để cụ thể hóa việc học tập và làm theo, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể làm tốt việc tuyên tuyền để cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh. Thông qua sự chuyển biến nhận thức, ý thức tu dưỡng, rèn luyện và tinh thần thi đua yêu nước sẽ lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đồng thời với việc tuyên truyền, giáo dục, cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chỉ đạo việc thực hiện làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác tập trung vào các vấn đề thiết thực trong đời sống thực tế ở địa phương như vận động nhân dân kiên quyết đẩy lùi phong tục, tập quán lạc hậu, nếp nghĩ bảo thủ đã tồn tại từ xưa, tích cực phát triển kinh tế bằng thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc...
Từ chủ trương đó, xã Xà Hồ từng bước trở thành điểm sáng của huyện về thực hiện thành công sản xuất lúa hai vụ. Đồng thời, xã cũng đi đầu trong chuyển đổi đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô giống mới; mạnh dạn khảo nghiệm nhiều giống cây lương thực; tích cực triển khai các mô hình kinh tế hộ, trong đó có mô hình sản xuất ngô hàng hóa; ngăn chặn hiệu quả việc tái trồng cây thuốc phiện, nạn khai thác, chặt phá, đốt rừng đầu nguồn làm nương rẫy trái phép; ổn định dân cư và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo...
Với gần 800 ha đất nông nghiệp, trong đó lúa vụ xuân 168,9ha, lúa mùa 177 ha, ngô vụ xuân 353,7ha, ngô hè thu 75 ha, đến nay tổng sản lượng lương thực đạt 2.476 tấn, tăng 706 tấn so với chỉ tiêu nghị quyết (chỉ tiêu nghị quyết là 1.770 tấn). Bình quân lương thực đầu người đạt 760 kg/người/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ II, nhiệm kỳ 2010 - 2015 là 165 kg/người/năm. Giảm dần diện tích lúa nương từ 135 ha năm 2010, xuống còn 45 ha năm 2015 để chuyển sang trồng ngô và mở thêm ruộng bậc thang.
Đối với chăn nuôi, ngoài diện tích đồng cỏ tự nhiên, xã đã vận động bà con trồng được 30 ha cỏ, dự trữ khoảng 500 cây rơm/năm để bổ sung thức ăn cho trâu, bò vào mùa đông nên những năm gần đây, đàn gia súc của xã đã phát triển ổ định. Hiện tại, xã có trên 4.000 con gia súc, tăng 1.173 con so với năm 2011 và trên 6.000 con gia cầm, tăng gần 1.400 con so với năm 2011. Ông Chớ A Páo - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Bên cạnh việc lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã chỉ còn lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ như Chương trình 135, 134, 30a… nên càng tạo thêm điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt”.
Từng là hộ nghèo, nhưng từ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác gia đình ông Chớ A Nủ, thôn Sáng Pao đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Trạm Tấu để phát triển kinh tế theo mô hình mới. Với số vốn vay 20 triệu đồng, ông Nủ đầu tư vào nuôi trâu, dê, lợn, khai hoang ruộng nước. Từ đó, thu nhập hàng năm dần dần được cải thiện và gần đây bình quân mỗi năm gia đình ông có thu nhập từ 50-60 triệu đồng. Năm 2013, gia đình ông Nủ được công nhận thoát nghèo. Ông Nủ phấn khởi: “Trước đây gia đình tôi rất nghèo, nhưng từ khi được sự quan tâm của xã, tôi tích cực thi đua lao động, sản xuất nên gia đình tôi mới được như hôm nay ”.
Không chỉ riêng hộ ông Nủ mà còn nhiều hộ khác như hộ ông Thào Sáy Tủa, ở thôn Súa Giao, Giàng A Sáy ở thôn Sang Pao cũng thoát nghèo nhờ nuôi gia súc; ông Vàng A Súa ở thôn Tà Ghênh, bà Chớ Thị So ở thôn Sang Pao thoát nghèo nhờ tích cực tích cực thâm canh hai vụ lúa/năm, trồng ngô đồi, chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, còn nhiều hộ khác cũng tích cực phát triển kinh tế theo nhiều mô hình khác nhau và đang có cơ hội thoát nghèo. Tình trạng đói giáp hạt, di cư tự do đã chấm dứt. Đồng thời, ở Xà Hồ cũng đã có những hộ đang vươn lên làm giàu thông qua đầu tư mua ôtô làm dịch vụ vận tải, mở dịch vị sửa chữa xe máy, xay xát, dịch vụ cày bừa. Cuộc sống đi lên, tinh thần tương thân tương ái được phát huy khi bà con đã san sẻ cho nhau đất canh tác. Tích cực đóng góp công sức sửa chữa các tuyến đường thôn để tất cả 9 thôn xe máy lưu thông thuận tiện...
Từ những kết quả đạt được, sẽ là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Xà Hồ tiếp tục phát huy nội lực đưa kinh tế, xã hội địa phương ngày một đi lên.
Sùng A Hồng
Các tin khác
YBĐT - Đúng vào dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Hội đồng Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh huyện Trấn Yên đã tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ lần thứ V. Đây là dịp tốt để thế hệ măng non Trấn Yên tổng kết nhiều phong trào thi đua lớn, dâng lên Bác kính yêu những “bông hoa nghìn việc tốt”.
YBĐT - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người đã để lại muôn vàn tình thương yêu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Sinh thời, Người đã dành nhiều tình cảm, sự quan tâm sâu sắc tới Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân các dân tộc Yên Bái.
YBĐT- Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ thuộc hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh trong cả nước được coi là địa chỉ đỏ trong việc tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong khu vực, nhất là thế hệ trẻ.
YBĐT - Vào những năm 60 của thế kỷ trước - nghệ sỹ Khánh Nguyệt được mệnh danh là con chim sơn ca của miền biên giới. Khán giả, đồng nghiệp còn nhớ đến giọng hát cao vút của Khánh Nguyệt ở một trong những ca khúc để đời “Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên”, đã trở thành một hiện tượng trên sân khấu ca nhạc thời bấy giờ. Với giọng hát trong trẻo, vút cao, nghệ sỹ Khánh Nguyệt đã vinh dự 2 lần được vào Phủ chủ tịch hát cho Bác Hồ nghe.