Tháng Năm nhớ lời Bác kính yêu

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/5/2020 | 7:57:27 AM

YênBái - Trong lần duy nhất về thăm và nói chuyện với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bái cách đây trên 60 năm, Bác Hồ kính yêu nhắc đồng bào ta phải thực hiện đoàn kết tốt, tăng gia sản xuất tốt và thực hành tiết kiệm. Những lời dạy của Bác đã trở thành các phong trào rộng lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống mới trên toàn tỉnh Yên Bái.

Những con đường giao thông nông thôn ở huyện Yên Bình được bê tông hóa có sự đóng góp tích cực của mỗi người dân.
Những con đường giao thông nông thôn ở huyện Yên Bình được bê tông hóa có sự đóng góp tích cực của mỗi người dân.

Từ những phong trào cụ thể...

Những địa danh "Ao cá Bác Hồ”, "Đồi quế Bác Hồ” nghe gần gũi, thân thiết với mỗi người dân Yên Bái từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước cho đến hôm nay. Dù không được trực tiếp tham gia trồng "Đồi quế Bác Hồ”, nhưng trong câu chuyện của mình về cây quế, ông Lý Kim Thanh ở thôn 3, xã Đại Sơn luôn nhắc đến sự kiện này. 

Ông tâm sự: "Tôi đi bộ đội từ năm 1966, năm 1973 phục viên về quế Bác Hồ đã to, cao rồi!”. Ông Thanh biết rằng, năm 1969 xã Đại Sơn cử người dân lên Xuân Tầm nhặt hạt về gieo ươm, trồng được 2 ha đồi quế "Nhớ ơn Bác Hồ”. 

Ông còn tự hào vì ở xã Đại Sơn của ông có ông Hoàng Văn An - người đã từng 2 lần được gặp Bác Hồ. Các con ông cũng được ông chia đất và hướng dẫn việc trồng quế để làm giàu. Từ những "Đồi quế Bác Hồ”, phong trào trồng quế làm hàng hóa, để tăng thu nhập đã trở thành phong trào lớn trong đồng bào Dao, đồng bào Tày ở các xã của huyện Văn Yên. 

Thế hệ sau như ông Đặng Xuân Hiện ở thôn 1, xã Tân Hợp cũng biết rằng trước đây nghe có đồi quế Bác Hồ, rồi tiếng ông An ở Đại Sơn trồng nhiều quế được gặp Bác Hồ. Ông cũng biết quế xuất khẩu ra nước ngoài, trao đổi hàng hóa, mang vũ khí về đánh Mỹ. "Bây giờ, nhờ cây quế mà nhiều hộ gia đình mua xe máy, mua ô tô, nhà xây 2, 3 tầng đấy!” - ông Hiện chia sẻ. 

Còn chị Nguyễn Thị Hợp - thôn Khe Ca, xã Tân Hợp thì cho hay "Khi có phong trào trồng quế, gia đình cũng đi lấy giống về trồng để phát triển kinh tế, nhờ đó gia đình mới có điều kiện để nuôi các cháu ăn học, giờ có 10 ha, cây quế càng ngày phát triển, gia đình thu nhập nhiều hơn". 

Cùng thôn Khe Ca có gia đình chị Nguyễn Hải Yến cũng giàu lên nhờ trồng quế. Xây dựng gia đình từ 2002, được sự hỗ trợ, động viên của Chi hội Phụ nữ thôn, gia đình tập trung trồng quế. Năm 2018, bán quế, gia đình chị Yến đã xây được ngôi nhà trị giá hàng trăm triệu đồng. 

Tân Hợp giờ có trên 3.000 ha quế và nằm trong quy hoạch 8 xã vùng quế. Đồng bào trong xã tiếp tục trồng quế để góp phần phát triển vùng quế của huyện Văn Yên đạt trên 40.000 ha. 



Cây quế đã trở thành cây mũi nhọn và hình thành các vùng chuyên canh ở huyện Văn Yên và các địa phương khác của tỉnh Yên Bái.

Ông Vũ Xuân Hải - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên khẳng định: "Quế không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà đã thực sự là cây làm giàu cho nhân dân Văn Yên. Huyện vẫn tiếp tục phát động bà con ở nơi có lợi thế và điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây quế phát triển thì giữ lại quế giống gắn với đồi quế "Nhớ ơn Bác Hồ”. 

Huyện cũng đã trích ra một phần kinh phí để giữ, bảo tồn các nguồn gen, không để lai tạo, giữ cây quế bản địa là cây quế lá nhỏ có trữ lượng dầu nhằm nhân giống cho huyện và các địa phương trong toàn tỉnh”.

... Đến đóng góp trong cộng đồng

"Từ khi cắp sách đến trường tôi đã được học 5 điều Bác Hồ dạy: "Yêu Tổ quốc, Yêu đồng bào” chính là yêu nhân dân, tôn trọng nhân dân. Vai trò của người lãnh đạo, của mỗi đảng viên ở chỗ là phải học và làm theo Bác là nói ít, làm nhiều và gương mẫu trước quần chúng nhân dân đề trở thành những tấm gương lôi cuốn quần chúng nhân dân thực hiện các phong trào tại cộng đồng dân cư” - ông Đặng Quang Thành - Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Tiên Phong, xã Hán Đà, huyện Yên Bình đã suy nghĩ và làm đúng như vậy. 

Là một nhà giáo nghỉ hưu, ông Thành có phương pháp làm việc khoa học, miệng nói tay làm, sâu sát cộng đồng dân cư. Làm theo ông Thành tuyên truyền vận động, các đảng viên và người dân thôn Tiên Phong đã tích cực trong các phong trào và trở thành điểm sáng của xã Hán Đà. 

Năm 1999, thôn Tiên Phong là thôn đầu tiên của xã Hán Đà được công nhận làng văn hóa, năm 2016 là thôn đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Từ 2015, thôn thành lập 7 xóm tự quản, dân chủ trong nhân dân ở xóm tự quản được thực hiện rộng rãi nên các phong trào ở cơ sở được thực hiện hiệu quả; nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần để xã Hán Đà trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Yên Bình. 

Ông Thành tâm sự: "Trong thâm tâm, ý thức của mình, tôi nhận thấy tất cả cán bộ đảng viên phải xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc phải học tập suốt đời, toàn diện trong lời nói, trong việc làm, trong phong cách lãnh đạo, trong ý thức tự học, tự rèn để nâng cao năng lực lãnh đạo của người đảng viên”. 

Theo ông Thành, mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ học trong những tài liệu nói về Bác mà còn phải có những tài liệu để nâng cao về trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, về năng lực lãnh đạo, rồi về chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để nắm chắc và tổ chức để cán bộ, đảng viên và nhân dân làm theo Bác một cách thiết thực nhất.

Lời kết

Cách đây 2 năm, nhân kỷ niệm 60 năm Bác Hồ thăm Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã tổ chức biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2018. Đã có 60 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến đại diện cho gần 1.550 tập thể và 1.370 cá nhân đăng ký xây dựng mô hình điển hình học tập và làm theo Bác được tôn vinh, khen thưởng. 

Từ bấy đến nay, ông Đặng Quang Thành, ông Đặng Xuân Hiện và nhiều tấm gương khác đã ngày ngày tỏa sáng và nhân rộng trong cộng đồng. Tháng Năm nhớ Bác! Đó là khoảnh khắc để mỗi người thêm nhìn nhận lại những việc bản thân và những người trong cộng đồng đã và đang thực hiện. 

Để thấy rằng, mình đã học tập và làm theo Bác ra sao. Tất cả rồi sẽ thường ngày thực hiện, tạo một phong trào liên tục, để tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành động lực mạnh mẽ, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái tươi đẹp như Người mong muốn.

Quang Tuấn

Tags Yên Bái nhớ lời Bác Hồ đồi quế Văn Yên đồng bào phát triển kinh tế

Các tin khác
Cựu chiến binh Giàng A Câu, bản Hồ Nhì Pá, xã Lao Chải chăm sóc đàn bò của gia đình.

Phát huy phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, nhiều cựu chiến binh (CCB) Hội CCB huyện Mù Cang Chải nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu; đồng thời, giúp đỡ mọi người phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Họ xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thị ủy Nghĩa Lộ giao lưu gặp mặt các điển hình tiên tiến nhân dịp sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05.

Năm 2019, Thị ủy đã chỉ đạo cơ sở rà soát, bổ sung, thay thế mô hình triển khai thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020, trong đó các cấp ủy cơ sở đã tiến hành rà soát, bổ sung, thay thế và đăng ký thực hiện với Thị ủy 90 mô hình; Thị ủy đăng ký tỉnh 31 mô hình.

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), chiều 19/5, tại Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các tác phẩm văn học nghệ thuật chủ đề về Bác đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến tâm hồn, tình cảm mọi tầng lớp nhân dân, góp phần cổ vũ, động viên nhân dân tích cực học tập và làm theo Bác, hăng say lao động, sản xuất, cống hiến, đóng góp sức lực vào công cuộc xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục