Hoàng Huy Tuấn làm giàu trên đất quê hương

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/1/2016 | 9:53:52 AM

YBĐT - Tại Lễ Tuyên dương 10 công trình, 10 gương mặt thanh thiếu nhi tiêu biểu tỉnh Yên Bái tổ chức cuối tháng 12 năm 2015, Hoàng Huy Tuấn - chàng trai trẻ sinh năm 1987 đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mọi người thông qua việc lập thân, lập nghiệp bằng lối đi riêng của mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Hoàng Huy Tuấn vinh dự được Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống tặng bằng khen lại Lễ Tuyên dương 10 công trình, 10 gương mặt thanh thiếu nhi tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2015.
Anh Hoàng Huy Tuấn vinh dự được Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống tặng bằng khen lại Lễ Tuyên dương 10 công trình, 10 gương mặt thanh thiếu nhi tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2015.

Ý tưởng táo bạo

Không như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, sau khi tốt nghiệp lớp 12 đều chọn con đường thi đại học để tiến thân, Huy Tuấn là một trong những thanh niên hiếm hoi quyết định khép lại sự nghiệp đèn sách, ở lại quê lập nghiệp cho dù thôn 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên quê hương của anh còn nhiều khó khăn.

Chia sẻ về những buổi đầu lập nghiệp anh Tuấn cho biết: “Sinh trong một gia đình nghèo. Khi học hết THPT, không việc làm cứ quanh quẩn ở nhà khiến tôi như một con thuyền di chuyển không hướng trên biển đời rộng lớn, buồn chán, tôi đi xuất khẩu lao động, 2 năm bám trụ nơi đất khách quê người, nhớ gia đình, nhớ bạn bè, cộng thêm đồng lương ít ỏi và cuộc sống chật vật của người công nhân. Năm 2008, tôi quyết định trở về quê làm lại từ đầu”.

Là người con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em, Tuấn được bố mẹ trao cho 1 ha  đất đồi rừng để phát triển kinh tế. Nhìn quả đồi hoang, toàn cỏ dại mà trong lòng anh thấy nản vô cùng, tự đặt câu hỏi, trồng cây gì, nuôi con gì trên mảnh đất này đây. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Tuấn quyết tâm khai hoang mảnh đất mà người ta vẫn gọi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này để nuôi gà thịt bán công nghiệp. Bởi Tuấn cho rằng, đất đai cằn cỗi, trồng cây rất khó phát triển, lại là vùng đồi núi nên chỉ có đầu tư cho chăn nuôi là ổn nhất.

22 tuổi tìm hướng phát triển kinh tế, phải đối mặt với 4 khó khăn: “Một là vốn. Hai là “trẻ ranh ăn chưa no, lo chưa tới”. Ba là giống vật nuôi. Bốn là buổi đầu còn đơn thương, độc mã” – anh Tuấn tâm sự. Khó khăn là vậy nhưng vẫn không làm anh nản trí, quyết định vừa làm, vừa học hỏi, hỏng đâu sửa đó.

Năm 2009, Tuấn bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình, ban đầu anh xây 100m2 chuồng trại và thả 1 nghìn con gà giống. Sau 1 năm chăn nuôi, anh đã đạt được một số thành quả và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm.

Đến năm 2010, anh quyết định mở rộng quy mô, lúc này, được sự ủng hộ của người thân, bạn bè cùng sự quan tâm hỗ trợ của Đoàn Thanh niên, anh dồn toàn bộ số tiền hiện có xây 3 khu chuồng trại mỗi chuồng rộng khoảng trên 150m2, với tổng diện tích khoảng 500m2 và mua 5 nghìn con gà giống về nuôi thả.

Ngoài ra, anh còn mạnh dạn làm đại lý cấp 1 cho hãng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y để thuận tiện cho việc chăn nuôi của gia đình và phục vụ cho các hộ trong thôn.

Với khối óc và bàn tay của người thanh niên năng động, đến nay, tổng thu nhập từ chăn nuôi gà và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, vật tư thú y của anh đạt trên 900 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn 400 triệu đồng/năm.

Chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc gà tốt, gà thương phẩm của Tuấn rất thơm ngon được khách hàng gần xa biết đến. Vì vậy, không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh, sản phẩm chăn nuôi của gia đình anh còn xuất bán đi các chợ đầu mối như: Thổ Tang (Vĩnh Phúc), Hà Vĩ, Thường Tín (Hà Nội).

Bên cạnh đó, anh còn giúp gần 20 bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận về con giống, kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm, đồng thời đứng ra giúp các bạn tiêu thụ sản phẩm gà thịt thương phẩm.

Mô hình chăn nuôi gà thịt của anh Hoàng Huy Tuấn mang lại hiệu quả kinh tế.

Gợi mở một hướng đi

Anh Nguyễn Đình Hưng - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thị trấn Cổ Phúc, Trấn Yên cho biết: “Đoàn Thanh niên thị trấn đã triển khai nghị quyết của Ban chấp hành Huyện đoàn, tổ chức các đợt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến đông đảo đoàn viên, thanh niên. Từ những buổi học thấm nhuần tư tưởng, lời dạy của Bác, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, Hoàng Huy Tuấn là một trong những tấm gương tiêu biểu đó. Từ anh Hoàng Huy Tuấn gợi mở một hướng lập thân, lập nghiệp phù hợp, phát huy được sức mạnh, lợi thế của địa phương”.

Được biết, thị trấn Cổ Phúc có diện tích đất đồi rừng chiếm 3/4, nhiều nơi đất trống, đồi trọc vẫn chưa được khai thác. Trong khi đó, những năm qua, do biến động kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nhiều thanh niên trên địa bàn thị trấn đi làm ăn xa mất việc trở về không chỉ là gánh nặng cho gia đình, mà còn là gánh nặng cho cả cộng đồng dân cư.

Ngoài ra, 1/3 số người trở khi về mang theo vợ, chồng, con đang là một bài toán nan giải cho chính quyền địa phương. Do vậy, phát triển mô hình  kinh tế theo hướng chăn nuôi hàng hóa của  anh Hoàng Huy Tuấn sẽ là một gợi ý thú vị. Khi được hỏi có sẵn sàng tư vấn về kỹ thuật, trợ giúp về con giống, chia sẻ kinh nghiệm đối với những người có chí hướng, Tuấn vui vẻ nhận lời và hứa sẽ giúp đỡ hết sức.

29 tuổi đời, nhưng với những gì đã làm được, Tuấn xứng đáng là một tấm gương sáng để thanh niên trong thôn, thị trấn học tập và noi theo. Anh đã chứng minh được rằng, nếu dám ước mơ và dám hành động thì chắc chắn sẽ thành công.    

Thu Hiền 

Các tin khác
Cây chanh đang dần trở thành cây chủ lực ở thôn Quyết Tiến.

YBĐT - Tôi xa quê đã hai chục năm có lẻ. Ngày ấy, quê tôi - Đội 6 (nay là thôn 6B, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên) nghèo lắm! Chẳng có điện, chẳng có đường, xung quanh um tùm chè vè, lau lách. Tuổi thơ chúng tôi là những bữa cơm độn sắn và chuỗi ngày “rơi chữ” trên nương chè, đồi cọ... Ngày trở lại thật nhiều cảm xúc, không chỉ bởi "cảnh cũ, người xưa" mà vì quá ngỡ ngàng trước sự đổi thay của miền đất này!

Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng tỷ lệ học sinh tại điểm trường Háng Gàng luôn đạt cao.

YBĐT - “Có công mài sắt có ngày nên kim”, vượt bao khó khăn vất vả, công sức, mồ hôi và nước mắt các thầy giáo, cô giáo đang ngày đêm “gieo chữ” ở Háng Gàng đã gặt hái những thành công.

Lễ trao giải thưởng Lương Định Của là hoạt động nổi bật của Festival Thanh niên nông thôn toàn quốc lần thứ Nhất.

YBĐT - Một con đường đi riêng, khó khăn cũng niềm riêng nhưng với Nguyễn Văn Thắng, Hà Văn Cường, Hà Quang Hành vẫn có những điểm chung. Những điểm chung ấy đã quyết định thành công của họ ngày hôm nay. Trước hết, đó là sự mạnh dạn, tự tin, không ngại việc mới.

Đoàn viên Nguyễn Việt Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên là điển hình phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá.

YBĐT - Họ đều thuộc thế hệ 8X. Họ đều tham gia công tác Đoàn. Họ đều là những thanh niên mang trong mình khát vọng làm giàu chính đáng, trước hết cho chính bản thân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục