Người có uy tín góp sức đổi thay bản làng

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/11/2024 | 7:44:52 AM

YênBái - Vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, đến nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thành quả này có sự nỗ lực, đoàn kết, phấn đấu và đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc, trong đó có đội ngũ người có uy tín trong DTTS.

Ông Lường Đại Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) - Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn - người có uy tín thôn Pá Xổm, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ tham gia đổ bê tông đường thôn.
Ông Lường Đại Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) - Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn - người có uy tín thôn Pá Xổm, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ tham gia đổ bê tông đường thôn.

Là Trưởng thôn và là người có uy tín trong đồng bào DTTS ở thôn Làng Đát, xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, bà La Thị Duyên luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng thôn, xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 

Thời gian qua, bà Duyên đã vận động nhân dân đóng góp trên 700 triệu đồng mua sắm thiết bị, làm nhà văn hóa thôn; trên 70 triệu đồng, 60 ngày công làm đường điện "Thắp sáng đường quê”; hiến 500 m2 đất, đối ứng trên 260 triệu đồng làm trên 1 km đường bê tông. 

Năm 2023, Làng Đát được UBND huyện công nhận thôn đạt chuẩn NTM. "Xác định xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, tôi đã mạnh dạn tham mưu cho Chi bộ, vận động nhân dân đăng ký năm 2024 hoàn thành xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, tiếp tục vận động nhân dân và các đoàn thể xây dựng các tiêu chí nâng cao” - bà Duyên chia sẻ. 

Nhiệt tình và trách nhiệm hết mình, từ đầu năm 2024 đến nay, bà đã vận động nhân dân đóng góp 234 ngày công, 12,7 triệu đồng hỗ trợ xóa được 2 nhà dột nát; vận động nhân dân đóng góp được gần 43 triệu đồng để khơi thông cống rãnh, xây mương thoát nước đường trục chính liên thôn, liên xã; tích cực vận động nhân dân cùng các đoàn thể vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng cây cảnh, hoa, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Đến nay, Làng Đát đã hoàn thành 17/17 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu. Chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, kiên quyết, tế nhị là những điều mà bà Duyên đúc kết được trong quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân suốt thời gian qua.

Vừa giữ vai trò Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn vừa là người có uy tín trong đồng bào DTTS ở thôn Pá Xổm, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ, ông Lường Đại Nghĩa luôn nêu cao trách nhiệm, đóng góp cho sự phát triển của thôn. Ông Nghĩa cho hay: "Tôi luôn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, tập trung nghiên cứu các văn bản, công văn của cấp trên để vận động nhân dân chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế của địa phương để nâng cao đời sống”. 

Ông chủ động cùng Chi ủy, Chi bộ thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; không mê tín dị đoan, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt, thấu hiểu khó khăn của người dân nếu ốm đau, bệnh tật mà không có thẻ bảo hiểm y tế, ông đã tích cực phối hợp tuyên truyền, chia sẻ với người dân, nhất là bà con DTTS về những lợi ích của thẻ bảo hiểm y tế, tìm cách phân tích cho bà con thấy được sự cần thiết của tấm thẻ bảo hiểm y tế để nâng cao nhận thức, tích cực tham gia. Sự nhiệt tình của ông đã góp phần đưa Pá Xổm có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. 

Ông cũng luôn tích cực vận động nhân dân chung tay, góp sức xây dựng cơ sở hạ tầng trong thôn. Đầu năm 2023, ông cùng cấp ủy Chi bộ thôn vận động nhân dân đóng góp được 120 triệu đồng để sửa chữa, mở mới tuyến đường nội đồng trên 1 km, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lấy nước sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản. 

Đồng thời, ông phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân hai bên trục đường liên xã Phù Nham - Suối Quyền, huyện Văn Chấn hiến đất, công trình trên đất làm đường liên xã. Một trong những vấn đề của thôn mà ông Nghĩa rất quan tâm là vệ sinh môi trường. 

Ông chia sẻ: "Giữ gìn vệ sinh môi trường thì phụ thuộc phần lớn vào ý thức con người, vì vậy nâng cao nhận thức cho bà con là điều quan trọng nhất. Tôi đã chủ động vận động nhân dân, đặc biệt là người DTTS nâng cao ý thức thu gom, phân loại rác tại nguồn để thuận tiện cho Tổ tự quản của thôn thu gom đến điểm tập kết theo quy định. Thôn được xã trang bị cho 2 xe đẩy rác, tôi đã vận động nhân dân đóng góp mua thêm 4 xe đẩy rác để phục vụ tốt hơn cho hoạt động thu gom rác thải, góp phần nâng cao các tiêu chí xây dựng thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu”. Uy tín được bà con ghi nhận, tiếng nói được người dân tin tưởng, ông bảo rằng: "Điều đó giúp tôi có thêm động lực để nỗ lực vì sự đổi thay của thôn”.

Có thể nói, đội ngũ người có uy tín là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước tới các thành viên trong gia đình, dòng họ, thôn bản. Đây cũng là lực lượng tiên phong tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh. 

Nhiều người có uy tín là tấm gương sáng thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế, đưa cây trồng, con giống mới có giá trị cao vào sản xuất nông, lâm nghiệp; tích cực tuyên truyền, vận động bà con phát triển sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu; tích cực tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được triển khai tại địa phương. Người có uy tín còn là nhân tố tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 

Người có uy tín cũng góp phần quan trọng tuyên truyền, vận động nhân dân không di, dịch cư tự do, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phòng, chống mọi âm mưu gây mất đoàn kết và chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn ổn định, an ninh chính trị vùng đồng bào DTTS… Đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS đã, đang và tiếp tục là lực lượng góp phần không nhỏ vào sự thay da, đổi thịt ở các bản làng nói riêng, sự phát triển nói chung của các địa phương trong toàn tỉnh.

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Yên Bái đã rà soát, lựa chọn, công nhận 5.390 lượt người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.031 người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Đội ngũ người có uy tín với uy tín và tinh thần trách nhiệm đã tích cực góp sức vào sự phát triển chung của địa phương trên tất cả các lĩnh vực.

Hạnh Quyên

Tags Yên Bái dân tộc thiểu số

Các tin khác
Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng nâng cao. Trong ảnh: Bà con thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên thi nấu ăn.

Yên Bái có 57,4% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Giai đoạn 2019 - 2024, việc triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được tỉnh quan tâm, chú trọng, thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo tiền đề cho vùng đồng bào DTTS và các xã đặc biệt khó khăn từng bước phát triển bền vững.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Đức Toàn)

Trong 2 ngày 13-14/11/2024, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV - năm 2024. Nhân dịp này, Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về thực hiện công tác dân tộc, đầu tư phát triển vùng DTTS và phát huy vai trò của đồng bào các DTTS trong thời gian qua của tỉnh Yên Bái.

Công an huyện Yên Bình tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí tự chế, góp phần đảm bảo ANTT.

Trong những năm qua, lực lượng công an huyện Yên Bình thường xuyên bám nắm địa bàn, sâu sát cơ sở, đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Người dân huyện Mù Cang Chải được học  và phát triển nghề trồng nấm.

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ III- năm 2019, đã có 12/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm bình quân 6,98%/năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục