Từ 1/1/2023 có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/12/2022 | 3:19:23 PM

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Tuổi trẻ Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông (Hà Nội) hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính.
Tuổi trẻ Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông (Hà Nội) hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính.

Quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công bao gồm các trường hợp: Tham gia lần đầu, chuyển từ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức và mức đóng đã đăng ký, đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện đăng ký tham gia.

Đối tượng áp dụng là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp người tham gia được hỗ trợ thêm ngoài mức Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại tiết a, b, c, khoản 1, Điều 14, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp tỉnh hoặc cấp huyện hỗ trợ tiền đóng theo mức chung cho tất cả người tham gia thuộc từng nhóm đối tượng trên địa bàn.


Các dịch vụ công trực tuyến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người tham gia thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1: Người tham gia thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các trường thông tin theo mẫu Cổng Dịch vụ công và chịu trách nhiệm đối với nội dung kê khai.

Bước 2: Hệ thống phần mềm tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai để xác định nơi cư trú (cấp tỉnh, cấp huyện) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác định đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng với dữ liệu người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo do cơ quan bảo hiểm xã hội theo dõi và xác định chính xác số tiền phải đóng để người tham gia nộp tiền trực tuyến.

Trường hợp xác định nơi cư trú không đúng, hoặc không thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng, phần mềm hiển thị thông báo cho người tham gia biết về địa chỉ cư trú chưa đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông tin chưa đúng với danh sách thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng để liên hệ với cơ quan Công an, cơ quan phê duyệt danh sách người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hướng dẫn, điều chỉnh. Sau đó, người tham gia thực hiện lại Bước 1, hoặc có thể đăng ký tham gia tại các tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Người tham gia nộp tiền trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công, nhận Biên lai điện tử, nhận thông báo thời hạn trả sổ bảo hiểm xã hội theo quy định ngay khi giao dịch thành công.

Bước 4: Sau khi nhận được số tiền của người tham gia, Hệ thống phần mềm tự động xử lý hồ sơ.

Bước 5. Cán bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra hồ sơ, dữ liệu, trình Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện ký số tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội điện tử hoặc in tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội bản giấy theo quy định, chuyển cán bộ tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 6: Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận dữ liệu hoặc tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội bản giấy, phát hành, trả kết quả cho người tham gia; kết thúc quy trình giải quyết trên Phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ.

Bước 7: Người tham gia nhận tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử hoặc sổ bảo hiểm xã hội bản giấy theo phương thức đã đăng ký.

Bên cạnh đó, quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người tham gia thuộc đối tượng khác cũng thực hiện các bước như trên. Nhưng trong trường hợp xác định nơi thường trú không đúng, hệ thống phần mềm hiển thị thông báo cho người tham gia biết về địa chỉ cư trú chưa đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để liên hệ với cơ quan Công an hướng dẫn, điều chỉnh, sau đó thực hiện lại Bước 1.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2022, toàn quốc có hơn 17,16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng hơn 620 nghìn người so với hết năm 2021. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có tăng so với cùng kỳ nhưng hiện vẫn giảm gần 90.000 người so với cuối năm 2021.

Để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2022, ngành bảo hiểm xã hội cần phải phát triển hơn 2 triệu người. Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc hơn 1 triệu người và bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 900 nghìn người.
(Theo NDO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Thực hiện kế hoạch của Công an tỉnh về xây dựng và triển khai mô hình cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tại công an cấp xã, vừa qua, Công an thị xã Nghĩa Lộ tổ chức ra mắt bộ phận một cửa Công an phường Tân An.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh trao thẻ BHYT của bé gái cho anh Đinh Tiến Hoàng

Chưa đầy 30 phút, bé gái ở Hà Nam đã được cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trở thành trẻ em dưới 6 tuổi đầu tiên trên cả nước được cấp giấy khai sinh và thẻ BHYT theo Dịch vụ công liên thông.

Cán bộ BHXH tỉnh hướng dẫn người dân giải quyết các thủ tục hồ sơ khi đến giao dịch tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

Những năm qua, toàn tỉnh đã nỗ lực triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), góp phần nâng thứ bậc xếp hạng về chỉ số CCHC của tỉnh.

Cán bộ Công an tỉnh làm thủ tục cấp căn cước công dân và cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công an về việc triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06), UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành các kế hoạch, quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục