Dùng công nghệ, mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 7:35:34 AM

YênBái - Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Ngọc Quỵnh - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, ở nước ta, “tác động chuyển hóa” đang trở thành một mũi tiến công mà các thế lực thù địch, phản động sử dụng để làm thoái hóa, biến chất một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm suy yếu, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Công nghiệp 4.0 trở thành công cụ hữu hiệu để chúng thực hiện âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam.

Ở một góc nhìn khác, Tiến sĩ Nguyễn Đức Long - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng cho rằng, những tác động của công nghiệp 4.0 làm cho cuộc đấu tranh phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trở nên khó khăn, phức tạp hơn. 

Đó là, những tiến bộ trong công nghệ đã bị các thế lực thù địch lợi dụng biến thành "công cụ” hữu hiệu tuyên truyền xuyên biên giới nhằm xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Nhờ sự trợ giúp của công nghệ, hoạt động chống phá gia tăng về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian; làm "mờ đi” chủng tộc, màu da, quốc tịch, hệ tư tưởng, bạn - thù. Con người dễ bị lạc vào thế giới "ảo” dưới sự dẫn dắt bởi tin giả, tin xấu, độc của các thế lực phản động với sự hỗ trợ đắc lực của các thành tựu công nghệ mới. 

Thông qua là các trang mạng xã hội, các diễn đàn, hệ thống truyền thông đa phương tiện, các thế lực thù địch gieo rắc các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, tấn công trực diện, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phá hủy nền tảng tư tưởng của Đảng, bản chất cách mạng của Đảng và Nhà nước. 

Với luận điệu xuyên tạc được lặp đi lặp lại nhiều lần, các thế lực thù địch sử dụng công nghệ để tạo ra sự "thu hút” ảo, như số lượng người đọc, người bình luận, người chia sẻ "khủng” để gây chú ý, hoài nghi, hoang mang và dần làm lung lay tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên. 

Chúng đội lốt, nhân danh "công lý”, "tập thể”, "quyền dân sự” để lập các hội, nhóm nhằm tập hợp, lôi kéo một số cán bộ thoái hóa, biến chất; lập ra cái gọi là "thư ngỏ”, "tâm thư”, "kiến nghị” rồi phát tán nội dung trên các trang mạng xã hội hòng làm nhiễu loạn tình hình.

Chúng còn tận dụng công nghệ thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo để đầu tư tài chính, công nghệ, con người cho lĩnh vực truyền thông nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, lôi kéo, dần làm "đổi màu” truyền thông, tách truyền thông khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Chúng triệt để lợi dụng công nghệ để đầu tư các sản phẩm truyền thông xấu, độc, phản giá trị; khoét sâu vào trí tò mò, thích cái mới lạ, tin giật gân về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để nhanh chóng lan tỏa trên môi trường mạng toàn cầu.

Thực tế cho thấy, một số cán bộ, đảng viên sau khi bị tiêm nhiễm thông tin tiêu cực, độc hại đã tỏ ra hoài nghi về con đường cách mạng, có tư tưởng xét lại một số chủ trương của Đảng, như đảng viên làm kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân hay vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Họ hoài nghi và cho rằng, đây chính là biểu hiện, là minh chứng về sự dần "đổi màu” của Đảng, của chế độ…

Theo Giáo sư, Tiến sĩ  Bùi Ngọc Quỵnh, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên dưới tác động của công nghiệp 4.0 cần có những giải pháp đồng bộ, sát thực với điều kiện, diễn biến thực tế. 

Trong đó, cần tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, xây dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng cho cán bộ, đảng viên. Đây chính là trang bị cho cán bộ, đảng viên cả "thanh kiếm” và "khiên chắn” để tăng cường "sức đề kháng”, tạo hệ "miễn dịch” trong tư tưởng, nhận thức của mỗi người trước sự lôi kéo của các thế lực thù địch.

Cùng đó. phát huy vai trò của tổ chức Đảng để ngăn chặn, đẩy lùi "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” từ cơ sở. Mỗi cấp bộ đảng cần làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là nắm và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay; quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng chính trị; kịp thời phát hiện những nhận thức lệch lạc và giáo dục, định hướng, giải quyết tốt để tạo sức đề kháng từ phía tổ chức. 

Đồng thời, đầu tư, hiện đại hóa các phương tiện, công cụ truyền thông để tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch. 

Các chiêu thức chống phá tinh vi đòi hỏi công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác quan điểm sai trái, thù địch bằng lý luận sắc bén, thuyết phục; khai thác tốt vai trò công nghệ để giám sát các thông tin độc hại ngay từ nguồn phát tán để ngăn chặn từ xa; mở rộng tối đa phạm vi bao phủ của thông tin chính thống trên hệ sinh thái truyền thông, tạo khả năng áp đảo cần thiết trong các loại hình chiến tranh thông tin; sử dụng công nghệ để vạch trần, chỉ ra những mánh khóe, thủ đoạn, âm mưu ẩn chứa tinh vi trong những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. 

Bên cạnh đó, cần ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trước những tiêu cực, mặt trái, những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp. 

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc tự tu dưỡng, tự học tập để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng. 

Đó là con đường tự thân nhằm nâng cao sức đề kháng thông qua khả năng tự nhận biết, tự phân loại, sàng lọc và định hướng thông tin để tự bảo vệ mình, bảo vệ tổ chức trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; không để lực lượng thù địch có cơ hội lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo, chống phá.

B.T

Các tin khác
Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế thương mại lớn nhất thế giới. Ảnh: Thiết bị cơ khí cấu thành hệ thống băng tải xử lý than của một doanh nghiệp tại Việt Nam được xuất khẩu đến cảng Onahama, thuộc tỉnh Fukushima, Nhật Bản (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bế mạc thì Gió Bấc/RFA, Trần Đông A/VOA (cùng chung tổ tiên ở cái động sói Hoa Kỳ) lên mạng xã hội gào thét, chửi bới, chê bai, xuyên tạc đủ điều mong làm dịu cơn khát chống cộng của bầy sói nhịn ăn lâu ngày.

Người dân hân hoan, hạnh phúc đi trên con đường hoa nông thôn mới  rực rỡ ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình. Ảnh: Thanh Chi

Trương Nhân Tuấn - kẻ lưu vong ở nước ngoài thường viết bài đăng trên mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Mới đây, trên trang Tiếng Dân, y có bài viết: “Câu hỏi trước ngày 30 tháng 4”.

Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng các đại biểu tham dự Hội thảo trao đổi về tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách là một “cẩm nang” quý báu, phản ánh cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Phú Trọng từ khi là một nhà báo 29 tuổi, đến nay là người đứng đầu Đảng ta - là tấm gương mẫu mực nói đi đôi với làm, làm hết lòng, hết sức vì Đảng, vì dân để cán bộ, đảng viên học tập, làm theo. Yên Bái là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức Tọa đàm khoa học về tác phẩm của Tổng Bí thư.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

Hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) tỉnh từ khi thành lập đến nay đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, quyết tâm chính trị của tỉnh trên lĩnh vực PCTN,TC. Yên Bái đã ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ nhiều văn bản quan trọng về công tác nội chính, cải cách tư pháp và PCTN,TC trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục