Không khảo mà xưng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 29/4/2023 | 7:36:20 AM

YênBái - Nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, lũ chống cộng và cả một số kẻ phản bội cố tình xuyên tạc là “cuộc nội chiến Bắc - Nam”, chúng còn lừa bịp, cổ súy một số bạn trẻ không gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” mà gọi là “Chiến tranh Việt Nam” nhằm xóa nhòa ranh giới, phủ nhận cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập, thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Lưu trữ Bộ Ngoại giao) - Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Lưu trữ Bộ Ngoại giao) - Ảnh minh họa

Nhân kỷ niệm 48 năm chiến thắng 30/4, xin dẫn ra đây một số lời tự thú của các chính khách Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn để xem quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là quan hệ đồng minh, ngang vai ngang vế, tôn trọng lẫn nhau, giúp nhau "chống cộng” hay là quan hệ chủ - tớ?

1. Theo sách "Vietnam, a Hystory” của nhà sử học Stan Ley Kar Now do NXB Editioking Press xuất bản năm 1983, khi phóng viên hỏi Tổng thống Mỹ Lyndon B.John son: Tại sao lại chọn Diệm mà không phải tuyển nhân khác? John son đã trả lời: "Diệm là thằng con trai duy nhất mà chúng ta có ở đó” - Xin nói thêm: Diệm sinh năm 1901, John son sinh năm 1908, kém Diệm 7 tuổi, thời điểm nói câu đó Diệm đã ngoài 60 tuổi. 

2. Thượng nghị sĩ J.F. Kennedy, sau này là Tổng thống Mỹ, ngày 1/6/1956 nói: "Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam nhỏ bé thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp nó định hình tương lai của nó”.
3. Cuốn sách nhan đề: "Chiến tranh Việt Nam và văn hóa Mỹ” Xb tại Mỹ năm 1991, đã nói thẳng: "Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam”.

4. Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy nói: "Mỹ không ở Việt Nam để phục vụ ông Diệm, mà là để phục vụ quyền lợi của Mỹ… nếu nhà Ngô không cho họ tự do hành động thì họ dễ dàng tìm người khác chiều theo ý họ”.

5. Khi Thiệu không muốn ký Hiệp định Paris 1973, Henry Kisinger - Ngoại trưởng Mỹ nói: "Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy ! Hiệp định Paris sẽ đẫy ngụy quyền Sài Gòn vào thế nguy hiểm”. Tổng thống Mỹ Richrd Nixon đã nói: "Nó (ngụy Sài Gòn) phải tự chống đỡ thôi, chúng ta không thể cứ cho nó bú mớm được nữa”. (Fim tài liệu The Vietnam War.PBS.2017 tập 9).

6. Còn những kẻ khoác áo "chính khách VNCH” thì sao? Trong bài diễn văn tại buổi tiệc trưa do thị trưởng New York chiêu đãi tại khách sạn Waldorf - Astoria, ngày 13/5/1957, Ngô Đình Diệm nhân danh "Tổng thống VNCH” đã tuyên bố: "Biên giới Hoa Kỳ không ngừng lại ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, Vĩ tuyến 17 của Việt Nam”.

7. Cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ kể: Trong cuộc tranh giành quyền lực vào đầu năm 1965, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Nguyễn Chánh Thi bị "đại sứ” Mỹ triệu tập vào và đập bàn, đập ghế chửi mắng thậm tệ. Ông Kỳ nói: "Từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng bị chửi mắng như thế, ngay cả cha ruột của tôi cũng chưa bao giờ chửi tôi nặng và lâu như vậy”. 

8. Ngày 12/11/1968, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford chửi thẳng mặt Nguyễn Văn Thiệu: "Chỉ cần quân đội các ông có được nửa lá gan của cộng sản thì ngày hôm nay quân đội Hoa Kỳ có thể duyệt binh ở Hà Nội rồi, quân đội các ông chỉ biết bắn giết dân thường, bám theo và rút chạy trước, tướng lĩnh thì tham nhũng, buôn lậu và nhảy đầm là giỏi”.

9. Fim tài liệu: "Heart & Mind” của đạo diễn Peter Davis do BBC Anh quốc sản xuất năm 1974 cho thấy Nguyễn Khánh, cựu Thủ tướng VNCH nói: "Nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Đại tướng Maxwell D. Taylo của Mỹ đã đích thân ra lệnh cho tôi phải rời đất nước”.

10. Với cương vị: "Tổng thống VNCH”, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: "Mỹ còn viện trợ thì chúng tôi còn chống cộng, nếu Hoa Ký mà không viện trợ nữa thì không phải một ngày, một tháng hay một năm, mà chỉ sau 3 giờ chúng tôi sẽ dời khỏi dinh Tổng thống”.

11. Tướng Đỗ Mậu (từng là Phó Thủ tướng chính quyền Sài Gòn) viết về Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trong phần mở đầu hồi ký "Việt Nam máu lửa quê hương tôi” xuất bản năm 1986 ở Mỹ có đoạn: "Người thì muốn nối dài biên giới Hoa Kỳ từ Alaska tới sông Bến Hải, người thì đào nhiệm bỏ ngũ khi Hoa Kỳ ngưng viện trợ”.

12. Phim "Cuộc chiến 10.000 ngày” của tập đoàn truyền thông Canada - BBC năm 1980 trích dẫn trả lời phỏng vấn của Nguyễn Văn Thiệu: "Tôi là một kẻ ba phải, nếu không phải là một con rối”.

13. Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Chung, cựu sĩ quan quân đội Sài Gòn, sống tại bang Ilinois (Mỹ) viết: "Người việt Quốc gia thường cho Việt Nam là "đồng minh” trước hết là Pháp rồi sau là Mỹ. Nhưng sự thật khá đau lòng là trong cả hai cuộc chiến, Nam Việt Nam chỉ là tay sai, quân cờ của Pháp và Mỹ”.

14. Dân biểu Lý Quý Chung của VNCH viết: "Sáng 30/4/1975, tướng tình báo Pháp Francois Vanuxem đã tới gặp Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị ông kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu chính quyền Sài Gòn, nhưng ông đã nói: "Tôi cảm ơn thiện chí của ông nhưng trong đời tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc”.

15. Đại tướng Maxwell Taylor, cựu đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, tổng kết: "Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có một anh hùng nào mà toàn là những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”. Mới đây khi trả lời phỏng vấn tờ Stan dard về việc khi nào cuộc chiến Nga - Ukraine kết thúc, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói: "Tôi không biết. Ý tôi là các siêu cường đã thua trong những cuộc chiến tranh trước đây. Hoa Kỳ đã thua tại Việt Nam” 

Bấy nhiêu lời thú nhận của những người trong cuộc cùng với sự phán xét công bằng của những người có lương tri, tôn trọng sự thật, đủ khẳng định: Mỹ xâm lược Việt Nam, ngụy Sài Gòn chỉ là công cụ tay sai của Mỹ. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã anh dũng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đập tan âm mưu xâm lược, chia cắt đất nước ta của Mỹ. Đó là chân lý và sự thật lịch sử, những người cầm đầu chính quyền Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đã "không khảo mà xưng”. Người Việt Nam có câu: "Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Không biết những kẻ rêu rao "Nội chiến Nam - Bắc” còn mong lừa bịp được ai? 

Nhất Tâm

Tags nội chiến lừa bịp cổ súy kháng chiến chống Mỹ cứu nước độc lập thống nhất Tổ quốc

Các tin khác
Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024.

V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.

UBND huyện Lục Yên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện mô hình.

Các trang mạng của lực lượng Công an huyện, công an xã, Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Lục Yên và một số trang khác trên địa bàn đã chủ động, kịp thời đăng tải hơn 4.000 bài viết trên mạng xã hội, tiếp cận trên 50 triệu lượt người dùng, thu hút trên 6 triệu lượt tương tác…

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập sáng ngày 30.4.1975. (Ảnh tư liệu)

Nước nhà thống nhất, câu chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ ngắn gọn và ít bi thương hơn nếu những người thua trận hiểu được chân lý và lẽ phải, ít nhất là chấp nhận thời cuộc. Nhưng một bộ phận không nhỏ (phần lớn là ở Mỹ) sau khi di tản đã tập hợp nhau lại, trở thành những hội nhóm để chống phá Nhà nước Việt Nam với mưu đồ "phục quốc”.

Nguyễn Đình Cống.

Thời gian vừa qua, Nguyễn Đình Cống lại đăng một loạt bài trên TIẾNG DÂN.COM lớn tiếng phê phán, phủ định Chủ nghĩa Mác, lên mặt dạy đời. Nào là: “Mác đã phạm sai lầm về triết học, về sự hiểu biết con người, về phương pháp nghiên cứu, về việc sử dụng luận cứ trong chứng minh, về việc Mác không phải phát hiện ra quy luật mà bịa ra nó, đặc biệt là nhận định “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục