Nào là: "Mơ ước của Mác "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại để đào huyệt chôn tư bản” đã trở thành lố bịch, hy vọng xây dựng một chế độ mà mọi người "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” là quá hão huyền. Sai lầm của Mác khi đánh giá không đúng về "Giai cấp và chính quyền tư bản”. Nào là: "Viết bài này tôi còn phát hiện ra sai lầm của Mác khi đánh giá không đúng về "Giai cấp và chính quyền tư bản”. Báo chí Việt Nam cho rằng, Mác vào một trong những bậc "vĩ nhân” kiệt xuất. Chúng ta nên tìm cách loại bỏ quan điểm sai trái này…”.
Nguyễn Đình Cống được đào tạo dưới mái trường XHCN Việt Nam, hẳn đã được học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Hẳn là đã biết: Bằng những luận thuyết về phép biện chứng duy vật; chủ nghĩa duy vật lịch sử; học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết đấu tranh giai cấp và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; học thuyết hình thái - kinh tế xã hội; Mác đã chỉ ra phương thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản và vai trò lịch sử giai cấp vô sản. Hẳn cũng biết: Lênin là người đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Mác để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản ở Nga và câu nói nổi tiếng của Lênin về chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư của Mác là "hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác”.
Hẳn cũng biết: Chủ nghĩa Mác - Lênin với thế giới quan và phương pháp luận khoa học đã chỉ ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội, tư duy, tạo nên công cụ đúng đắn và sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới vì mục tiêu giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đem lại cuộc đời tự do, hạnh phúc thực sự cho quần chúng nhân dân bằng con đường cách mạng XHCN.
Hẳn cũng hiểu: Học thuyết Mác - Lênin không đóng kín mà là một học thuyết mở, cho phép và đòi hỏi các đảng cộng sản và những người mác xít phải luôn có sự nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của thực tiễn mỗi quốc gia; từ đó, rút ra các bài học để bổ sung, phát triển hoàn thiện học thuyết của Mác.
Đúng là, năm 1991 xảy ra sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô, sau đó là một số nước Đông Âu. Sự sụp đổ này là do các đảng, các cá nhân "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, không nhận thức được tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội, không có sự sáng tạo, độc lập trong việc hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lênin ở từng quốc gia khác nhau nên họ đã phản bội các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản.
Các thế lực thù địch đã lợi dụng sự kiện này để ồn ào xuyên tạc bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, sự ra đời của chế độ XHCN theo lý luận Mác - Lênin là một sai lầm của lịch sử. Ý tưởng xây dựng XHCN chỉ là "viển vông", "phi thực tế”, "ảo tưởng". Việc này cũng đã cũ rồi!
Đối với Đảng ta, ngay từ khi mới ra đời, đã xác định chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. Song, chúng ta luôn có sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo và bổ sung. Từ Đại hội lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đến nay, Đảng ta bổ sung thêm tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định rõ: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng. Sự "đổi mới” của Đảng trong mấy chục năm qua là biểu hiện cụ thể sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh thời đại và điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Trong văn kiện của Đảng các kỳ đại hội, đều xác định: Về lý luận, "Đổi mới” nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Về thực tiễn, "Đổi mới” để XHCN từng bước được xác lập vững chắc. "Đổi mới” để giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, để làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả cao hơn. "Đổi mới” không phải là xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là làm cho lý luận đó, tư tưởng đó được nhận thức và vận dụng, phát triển sáng tạo hơn, mang lại kết quả thiết thực hơn. Hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu cả về kinh tế, xã hội và chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam đã và sẽ tiếp tục lãnh đạo đổi mới chính trị, nhưng không phải là thay đổi chế độ chính trị.
Điều đó rõ như ban ngày. Vậy mà Cống vẫn "phun” ra những lời lẽ sai trái, thù địch, cay cú. Tôi nghĩ Cống chỉ là kẻ "vô minh”, cũng chẳng có lý tưởng gì đâu, chỉ là ăn phải bả độc bầy đảng Việt Tân, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”; dẫn đến, suy thoái về tư tưởng chính trị, vong ân, bội nghĩa với quê hương, đất nước, với Đảng, với chế độ, biến mình thành rắn độc chuyên "theo đóm ăn tàn” mà thôi. Lời nói của một kẻ như vậy, liệu có ai tin, ai theo. Vậy mà, Cống vẫn "cố đấm ăn xôi”. Viết đến đây, tôi bỗng nhơ tới câu thơ của nữ sĩ Xuân Hương "Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”.
Lương Hiền