Hòa hợp dân tộc là tư tưởng, quan điểm xuyên suốt của Đảng

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2024 | 7:45:00 AM

YênBái - Hòa giải, hòa hợp, đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng để nhân lên sức mạnh của đất nước trong mọi thời kỳ cách mạng. Minh chứng là, Bác Hồ sau khi đất nước ta giành được độc lập dân tộc, Bác đã mời những trí thức người Việt sống ở nước ngoài về nước để giúp đỡ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nghe và tin theo Bác, chúng ta mới có những bậc trí thức đại tài đóng góp lớn cho cách mạng như: Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: "Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu con người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên, ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc... có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. 

Chính sách về đại đoàn kết dân tộc; quan điểm về hòa giải, hòa hợp dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng hoàn thiện và nhất quán. Cụ thể là, Đại hội Đảng IX (tháng 4/2001) khẳng định: "Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng... mọi thành viên trong đại gia đình Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài”. 

Đặc biệt, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 36 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; trong đó, nhấn mạnh: "Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội...”. 

Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: "Tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước”. 

Theo đó, đã có không biết bao nhiêu chương trình gặp mặt với kiều bào được Nhà nước tổ chức hằng năm; các chuyến viếng thăm nước ngoài của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, dù bận rất nhiều công việc, thời gian rất hạn hẹp, nhưng ban tổ chức vẫn sắp xếp để các đồng chí lãnh đạo được gặp gỡ, thăm hỏi với đại điện kiều bào, nhất là những người có uy tín, những nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và doanh nhân. Chúng ta cũng nhận thấy, nhiều năm trở lại đây đã có rất nhiều đoàn kiều bào về thăm quê hương theo lời mời của Bộ Ngoại giao; qua đó, giúp kiều bào có cái nhìn chân thực, khách quan về quê hương, Tổ quốc mình. 

Vì thế, nhiều nhân vật vốn khét tiếng chống cộng, bao năm qua chê bai Tổ quốc, trách móc; thậm chí là chửi bới Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng sau khi trở về nước họ đã thay đổi cái nhìn, quan điểm của mình về đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều đoàn Việt kiều ra tận Trường Sa, ngắm nhìn các nhà giàn, thăm các đảo chúng ta đang xây dựng và bảo vệ, mới hiểu "Cộng sản đã bán hết biển đảo cho Tàu cộng” chỉ là luận điệu của bè lũ phản động. 

Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều ở nước ngoài ngày càng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đến nay, kiều bào đã có gần 400 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD và vốn góp vào hàng nghìn doanh nghiệp ở quê nhà. Đây là nguồn vốn rất lớn, phục vụ tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam...

Như vậy, có thể thấy, hòa hợp dân tộc là tư tưởng, là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta. Quan điểm, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc được xuất phát từ cội nguồn văn hóa, truyền thống nhân ái, đoàn kết, thủy chung của người Việt Nam từ thuở dựng nước. Bởi vậy, người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài luôn phải nhắc nhớ với nhau rằng, các thể lực thù địch cùng những kẻ vong nô chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Đảng ta, đất nước ta. 

Cho nên, chúng đã luôn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để đưa ra các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc nhằm bôi nhọ Đảng, Nhà nước ta và lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền… để lôi kéo những người Việt Nam ở nước ngoài còn mơ hồ về tình hình đất nước ta hiện nay để chống phá sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng phát huy. Hiểu rõ những âm mưu, thủ đoạn đó, chắc chắn sẽ có thái độ, hành động đúng đắn và lan tỏa nhận thức, hành động cao đẹp của mỗi người dân trong nước hay ở nước ngoài cùng chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Lê Phiên

Các tin khác
Ông Minh Tuệ (hàng đầu giữa) trong hành trình đi bộ từ Nam ra Bắc luôn thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người.

Những ngày qua, hiện tượng mạng xã hội liên quan đến người được gọi là "sư Thích Minh Tuệ" đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Điều bất bình thường là từ việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo vốn dĩ xuất phát bởi nhu cầu chính đáng và hết sức bình thường của một cá nhân đã bị thổi phồng quá mức trên mạng xã hội.

(Ảnh minh họa)

Nếu quan chức có năng lực nhưng tham nhũng thì năng lực ấy cũng không thể bù đắp được tác hại họ gây ra cho xã hội. Việc giữ lại những quan chức ấy có thể gây tổn hại lâu dài đến niềm tin và đạo đức xã hội, làm gương xấu cho thế hệ sau.

“Lười lao động”, căn bệnh cần phải chữa ngay. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Báo Đại đoàn kết)

Tình trạng “lười lao động” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đang diễn ra ở không ít cơ quan, đơn vị. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần phải chữa ngay bằng “phương thuốc đặc trị”.

Tỉnh đoàn hỗ trợ chuyển đổi số ở Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái.

Những năm qua, các cấp bộ Đoàn tỉnh Yên Bái đã tập trung cao cho công tác tuyên truyền bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục