Ông Dương Kim Vượng "nhịp cầu" gắn kết ý Đảng, lòng dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/7/2024 | 10:19:01 AM

YênBái - Là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Dương Kim Vượng ở thôn An Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên là nhân tố tích cực trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thông qua việc tuyên truyền tới bà con nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương.

Ông Dương Kim Vượng (người bên trái) truyền dạy chữ Nôm Dao cho người dân.
Ông Dương Kim Vượng (người bên trái) truyền dạy chữ Nôm Dao cho người dân.

Đồng chí Nguyễn Huy Trình - Bí thư Đảng ủy xã Y Can cho biết: "Ông Dương Kim Vượng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao, ngoài việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, ông còn là nhân tố tích cực trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thông qua việc tuyên truyền tới bà con nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương để bà con làm theo, cùng nhau thi đua lao động sản xuất, xây dựng những gia đình, cộng đồng hạnh phúc và phát triển”.

"Qua các lớp dạy chữ Nôm Dao, tôi thấy nhận thức về các mặt đời sống, xã hội không đồng đều, nhất là việc nhận thức các thông tin dư luận và từ mạng xã hội. Vì vậy, tôi đã tuyên truyền, giải thích rõ những thông tin chính thống, những thông tin xấu độc để người dân hiểu rõ. Cụ thể là hoạt động tạo lập trang mạng giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín để tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các hoạt động lợi dụng việc điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tài chính, tham nhũng, các đối tượng đồn đoán xuyên tạc tình hình chính trị nội bộ, tung tin bịa đặt, thất thiệt, gây hoang mang dư luận… Cùng đó, cần loại bỏ những mê tín dị đoan, những tà đạo, mới đây là Hội thánh đức chúa trời toàn năng. Đồng thời tôi cũng tăng cường công tác dân vận, tuyên truyền để nhân dân tin, hiểu, tự hào với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước" - ông Dương Kim Vượng cho biết. 

Ông Vượng còn giảng giải tới bà con lối sống chan hòa, hạnh phúc, cùng nhau loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu. Đồng thời, ông còn gương mẫu trong mọi hoạt động của chi bộ thôn, cùng ban công tác Mặt trận thôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao ý thức của người dân về thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh nông thôn… Góp phần, để thôn An Phú đạt thôn NTM năm 2017, thôn NTM kiểu mẫu năm 2022. 

Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao được sinh ra và lớn lên tại xã Y Can, nhiều năm công tác chính trên quê hương mình, thấy rõ sự mai một trong bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, nhất là tiếng nói, chữ viết. Chính vì vậy, từ khi được nghỉ chế độ, ông Vượng chuyên tâm vào học tập, nghiên cứu, truyền dạy cho trên 300 người dân trong và ngoài xã biết đọc, viết chữ Nôm Dao và những phong tục tập quán của dân tộc Dao.

Bằng phương pháp "truyền khẩu” và "cầm tay chỉ từng động tác”. Lớp dạy chữ Nôm Dao của "thầy giáo” Dương Kim Vượng rất đơn giản với một chiếc bảng đen, phấn trắng tại nhà văn hóa thôn. Đến lớp học viên chỉ cần chuẩn bị bút, vở, còn giáo trình sẽ được thầy chuẩn bị cho mỗi người một quyển. Đến nay, hầu hết học viên đều am hiểu về ngôn ngữ, chữ viết, tập tục của người Dao và có thể truyền dạy cho những người xung quanh.

Ông Vượng cho biết: "Với nguyện vọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa bản địa, năm 2015, tôi có tham gia Chương trình "Bảo tồn tri thức bản địa của Trung tâm Vì sự phát triển bền vững Miền núi của Tổng cục Địa chất Việt Nam, đồng thời tham gia lớp đào tạo tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số tại Khoa Ngôn ngữ của Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa. Sau khóa học, tôi còn tích cực sao, lưu, soạn giảng những quyển sách cổ có giá trị, tập tài liệu dạy chữ Nôm Dao Việt Nam, củng cố kiến thức để truyền dạy cách phát âm chuẩn tiếng Dao. Từ đó, tôi đã truyền dạy cho nhiều người dân địa phương”.

Có lẽ, chính tình yêu, sự trăn trở của ông Vượng đã tiếp thêm ý chí, ngọn lửa đam mê cho các học trò, để họ lại tiếp nối văn hóa truyền thống dân tộc mình, để các thế hệ thấy được cái hay, cái đẹp của văn hóa, đặc biệt là sự quý giá của ngôn ngữ dân tộc Dao. "Việc học chữ Nôm Dao là để hiểu về nhân nghĩa, biết giữ chừng mực, hòa khí, thấu hiểu triết lý đời sống, khi đó người ta sẽ tự giác không vi phạm tệ nạn xã hội, nhận biết lẽ sống, có lòng hiếu thảo với cha mẹ và nhân đạo với mọi người” - anh Triệu Tiến Hòa, thôn An Phú, xã Y Can vui vẻ cho hay.

Hiện ông Dương Kim Vượng đã gần 70 tuổi, nhưng ông vẫn luôn tâm huyết trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Trước sự thay đổi không ngừng của đời sống xã hội, những người như ông Vượng chính là nhân tố quan trọng trong công cuộc bảo tồn văn hóa. Đồng thời, ông còn là "nhịp cầu" gắn kết ý Đảng, lòng dân, đảng viên tiêu biểu, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Minh Huyền 

Tags Ông Dương Kim Vượng văn hóa truyền thống dân tộc Dao

Các tin khác
Chiến sĩ trẻ trong đơn vị huấn luyện tại Trung đoàn 121, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Yên Bái, nhiều năm qua, tuy chưa có những trường hợp cụ thể biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa", không có trường hợp nào phải tiến hành xử lý kỷ luật..., nhưng không vì thế mà có thể chủ quan, lơ là trước một vài biểu hiện chưa đúng, chưa tốt.

Người cán bộ biết trọng danh dự, giữ liêm sỉ sẽ không bao giờ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và tự giác từ chức, xin thôi nếu không đáp ứng được công việc.

“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm” là thông điệp thép nhiều lần được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước truyền đi với quyết tâm mạnh mẽ tuyên chiến với thái độ làm việc bàng quan, vô cảm, né tránh, đùn đẩy, vô trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Việc gì cũng xin ý kiến, chờ chỉ đạo, kể cả những việc thuộc thẩm quyền của cấp mình, bản thân mình, để có lý do trốn tránh trách nhiệm, đẩy cái sai cho tập thể.

Việc gì cũng xin ý kiến, chờ chỉ đạo, kể cả những việc thuộc thẩm quyền của cấp mình, bản thân mình, là tình trạng không chỉ tồn tại ở những người có chức, có quyền mà còn ở cả cán bộ, công chức bình thường khác. Xin ý kiến những việc không đáng xin, chờ chỉ đạo những việc chẳng đáng chờ là bởi để có lý do trốn tránh trách nhiệm, đẩy cái sai cho tập thể.

Cái gốc của thực trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng là trình độ, năng lực của cán bộ còn yếu kém dẫn đến sợ làm sai, sợ trách nhiệm, sợ bị kỷ luật. Tranh minh họa: tuyen giao.vn

Đại hội XIII của Đảng xác định đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương. Chủ trương đúng đắn trên của Đảng khi triển khai vào thực tiễn lại xuất hiện mối nguy đáng báo động là tình trạng “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số cơ quan và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục