YênBái - Ngày 30/8, tại thị xã Sa Pa đã diễn ra Diễn đàn liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) lần thứ nhất, năm 2024 với chủ đề “Cung đường kết nối di sản ruộng bậc thang”.
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Công văn số 4692/UBND-XD về việc quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Sáng 20/8, Lễ hội đền Bảo Hà đã chính thức khai hội tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thu hút hàng ngàn du khách đến từ mọi miền đất nước về tham dự.
Chiều 13/8, Tiểu ban Nội dung Festival sông Hồng năm 2024 tổ chức cuộc họp về các nội dung tổ chức Festival. Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Nội dung Festival sông Hồng chủ trì cuộc họp.
Trong 2 năm 2024 và 2025, cán bộ, đoàn viên, người lao động tỉnh Lào Cai phấn đấu có 2.000 sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ.
Tháng 7 và tháng 8 là các tháng trọng điểm du lịch trong năm, cùng công tác truyền thông quảng bá điểm đến du lịch được quan tâm và duy trì triển khai dưới nhiều hình thức đã phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, do vậy lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng cao hơn so với tháng trước 16,4%...
Dệt, thêu thổ cẩm là nghề truyền thống đã có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống hằng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm nét văn hóa của phụ nữ dân tộc Mông ở Thải Giàng Phố, Bắc Hà. Tổ liên kết thêu cộng đồng do phụ nữ làm chủ đã góp phần giữ gìn nghề truyền thống, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho bà con.
Y Tý là xã xa nhất của huyện Bát Xát, có đỉnh núi Lảo Thẩn cao 2.860 m, được mệnh danh là “nóc nhà” của vùng đất này. Ai đã lên Y Tý cách đây 10 năm, đi qua thôn Phìn Hồ đều ái ngại bởi dân cư thưa thớt, cả vùng đất hoang sơ, vắng vẻ trong sương mù. Vậy mà giờ đây, vùng đất hoang vắng dưới chân núi Lảo Thẩn đã trở thành một vùng rau, vùng hoa tươi tốt. Đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ đã thu hút các doanh nghiệp từ các tỉnh lên trồng khoảng 30 ha hoa ly, mở ra triển vọng mới cho vùng cao Phìn Hồ.
YênBái - Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
YênBái - Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.
YênBái - Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.