Công khai, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật trong vận động bầu cử

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/5/2016 | 9:47:36 AM

YBĐT - Theo luật định, thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho tất cả các ứng cử viên có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) vận động bầu cử.

Vận động bầu cử của người ứng cử đại ĐBQH, đại biểu HĐND là hoạt động gặp gỡ tiếp xúc cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND báo cáo với cử tri về dự kiến hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm của người ĐBQH, đại biểu HĐND và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm. Người có tên trong danh sách có quyền vận động bầu cử, dù là ứng cử viên được giới thiệu hoặc ứng cử viên tự ứng cử, không phân biệt chức vụ, địa vị công tác đều có quyền vận động bầu cử.

Vận động bầu cử là công đoạn không thể thiếu trong quá trình bầu cử, thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Vận động bầu cử làm cho bầu cử trở nên dân chủ, khách quan, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật. Để mỗi công dân có quyền thể hiện ý chí quan điểm của mình về bộ máy quyền lực nhà nước và vận động bầu cử  để tạo ra cơ sở để cử tri biết được cần gửi gắm ý chí, quan điểm vào ai để lựa chọn.

Trong vận động bầu cử, điều quan trọng nhất là ứng cử viên được tuyên truyền, trình bày ý kiến, quyết định của mình, đưa ra một chương trình hành động có sức thuyết phục đối với cử tri. Chương trình hành động đó là kết quả của một quá trình ấp ủ tâm huyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri có thông tin để lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND, chương trình hành động của ứng cử viên phải có giải pháp cụ thể thiết thực, có tính khả thi cao.

Các ứng cử viên phải thể hiện được trình độ am hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, am hiểu về pháp luật để xây dựng được các bộ luật và năng lực giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương. Chương trình hành động của ĐBQH, đại biểu HĐND cần được đối thoại với cử tri trong các buổi tiếp xúc vận động tranh cử.

Những ứng cử viên là đại biểu tái cử, cần báo cáo với cử tri những hoạt động của mình tại nhiệm kỳ vừa qua; những ứng cử viên ứng cử lần đầu cần báo cáo những việc đã làm được trên cương vị công tác đảm nhiệm ít nhất trong 3 năm qua.

Để cử tri đánh giá khả năng, trình độ năng lực. Sau đó, các ứng cử viên cần có cam kết nếu đắc cử sẽ gần dân, dành thời gian tiếp dân, lắng nghe ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; có tiếng nói mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh, những bức xúc nóng bỏng nhất, nhất là công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, phải nhiệt tình quan tâm đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết tốt những vấn đề oan khuất (nếu có) của công dân mà mình biết hoặc cử tri khiếu nại.

Để cho cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở để cân nhắc, lựa chọn để bầu những người có đủ tiêu chuẩn ĐBQH, đại biểu HĐND. Các hội nghị gặp gỡ tiếp xúc giữa ứng cử viên và cử tri  để vận động bầu cử cần tạo ra không khí thực sự dân chủ, trao đổi thẳng thắn cởi mở giữa ứng cử viên với cử tri, giữa ứng cử viên với ứng cử viên nhằm làm sáng tỏ phẩm chất năng lực của người ứng cử viên. Có như vậy mới phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm của công dân. Cụ thể đối thoại với ứng cử viên về chương trình hành động đó và đề đạt ý kiến, nguyện vọng của mình đối với từng ứng cử viên.

Một trong những điều quan trọng của cử tri là người được bầu làm đại biểu của dân sẽ thực hiện những điều hứa hẹn và chương trình hành động của mình như thế nào khi vận động bầu cử, lời nói phải đi đôi với việc làm. Lời hứa của ứng cử viên sẽ là căn cứ để cử tri giám sát việc làm của ứng cử viên khi đã được bầu làm người đại biểu của dân khi trúng cử.

Phí Yến (Mặt trận Tổ quốc tỉnh)

Các tin khác

YBĐT - Sáng 14/5, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại thành phố Yên Bái. Cùng đi có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Nội vụ và Văn phòng UBND tỉnh.

Đồng chí Trần Quốc Vượng - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trao đổi với các cử tri xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.

YBĐT - Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri, ngày 13/5, đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV (Đơn vị bầu cử số 2) tỉnh Yên Bái và các ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (Đơn vị bầu cử số 10) đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Văn Yên.

Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh trao đổi với cử tri thành phố Yên Bái.

YBĐT - Tiếp tục chương trình vận động bầu cử, ngày 13/5, các đồng chí: Dương Văn Thống – Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Yên Bái; Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, ứng cử viên HĐND tỉnh, Đơn vị bầu cử số 1 cùng các ứng cử viên ĐBQH - Đơn vị bầu cử số 1, ứng cử viên Đơn vị bầu cử số 1 và số 2 HĐND tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã tiếp xúc cử tri thành phố Yên Bái.

YBĐT - Vừa qua, đồng chí Hà Đức Hoan - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền của Ủy ban Bầu cử tỉnh đã kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và nắm bắt tình hình tại các đơn vị bầu cử: xã Sơn Lương (Văn Chấn); phường Trung Tâm, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ); xã Bản Công (huyện Trạm Tấu).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục