Thủy điện Thác Bà - biểu tượng của tinh thần bất khuất, vươn lên

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/12/2022 | 9:35:15 AM

YênBái - Hơn 50 năm qua, Thủy điện Thác Bà - công trình thủy điện đầu tiên của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn là biểu tượng của tinh thần bất khuất và vươn lên: anh hùng trong chiến đấu, vẻ vang trong lao động sản xuất.

Đập chính Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Ảnh: Báo Dân Trí)
Đập chính Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Ảnh: Báo Dân Trí)

Nhà máy Thủy điện Thác Bà chính thức khởi công xây dựng ngày 19/8/1964. Hàng nghìn công nhân, lao động và bộ đội chuyển ngành hăng hái, tình nguyện về đây cống hiến sức trẻ của mình cho việc xây dựng công trình trọng điểm của đất nước. Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, cùng với Sân bay Yên Bái, Nhà máy Z183, tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, công trình thủy điện Thác Bà là mục tiêu trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ với các loại "Thần sấm”, "Con ma” cùng các loại vũ khí tối tân nhất. 

Trong ký ức của Anh hùng Lao động Thái Phụng Nê - kỹ sư tham gia xây dựng Nhà máy: "Lúc ấy, đi đâu, làm gì chúng tôi cũng có cây súng trường bên cạnh, nghe còi báo động là xách súng lao xuống giao thông hào, chờ máy bay nhào xuống là bắn. Có lần, địch ném bom vào công trường, làm chết 37 cán bộ, công nhân. Thi thể đồng nghiệp nằm la liệt trên mặt đất, đau xót lắm!”.

Cùng với các phong trào "Ba sẵn sàng”, "Ba đảm đang”, "Tay cày, tay súng”, cán bộ và công nhân trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà "tay búa, tay súng”, tham gia trong các tiểu đội tự vệ đã phối hợp với bộ đội chủ lực và Tỉnh đội Yên Bái chiến đấu kiên cường, dũng cảm với không quân Mỹ, bẻ gãy hàng trăm cuộc tấn công đường không. 

Đặc biệt, tự vệ Nhà máy đã trực tiếp bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Với tinh thần quả cảm của những chiến sĩ tự vệ, dưới làn mưa bom, bão đạn của quân thù, công trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà vẫn ngày đêm thi công để con đập sừng sững hiên ngang chặn dòng thác lũ tạo nên hồ chứa hàng tỷ mét khối nước, cùng nhà máy đồ sộ với tổng công suất 120 MW cung cấp dòng năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Hơn 50 năm qua, Nhà máy Thủy điện Thác Bà vẫn sừng sững hiên ngang, 3 tổ máy phát điện không ngừng nghỉ cung cấp nguồn năng lượng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp ngân sách lớn cho Nhà nước, để hồ Thác Bà trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn du khách. 

Phát huy truyền thống anh hùng, vẻ vang, song song với nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác quốc phòng - an ninh, coi công tác đảm bảo an toàn là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình hoạt động. 

Anh hùng trong chiến đấu, vẻ vang trong lao động sản xuất - đó là niềm tự hào của Thủy điện Thác Bà. Hồ nước mênh mông, đảo xanh trên bềnh bồng sóng nước và mây trời, công trình thủy điện Thác Bà với nhà máy sản xuất điện năng, những con đập hiên ngang và hồ nước xanh mát đang trở thành điểm thu hút du khách bốn phương. Và Tượng đài ghi công những cán bộ, công nhân và chiến sĩ đã ngã xuống cho công trình này mãi là niềm tự hào của đất này. 

Tấn Đạt

Tags Thủy điện Thác Bà biểu tượng anh hùng

Các tin khác
Bảo tàng Chiến thắng B-52

Dù 50 năm đã trôi qua, nhưng dấu ấn của tháng ngày lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” vẫn đang được lưu giữ tại Bảo tàng Chiến thắng B-52. Nơi đây như một minh chứng cho chiến thắng oanh liệt, cũng không kém phần đau thương của người dân Thủ đô trong cuộc chiến khốc liệt - 12 ngày đêm bão lửa.

Tác giả Tô Minh Nguyệt (giữa) cùng nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải và nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại chương trình

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12-1972 _ 12-2022), ngày 16-12, tại Đường sách TPHCM, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu cùng tác giả - cựu nhà báo Tô Minh Nguyệt nhân dịp ra mắt ấn phẩm Thư viết từ Hà Nội - Bom đã rơi trên hè phố thủ đô.

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Hảo - cán bộ tiền khởi nghĩa.

Ông Nguyễn Huy Hảo là cán bộ tiền khởi nghĩa và cựu chiến binh đã trực tiếp sát cánh cùng đồng chí, đồng đội tham gia chiến đấu với không quân Mỹ khi chúng điên cuồng bắn phá mảnh đất Yên Bái, đặc biệt trong Chiến dịch Linebacker II của Hoa Kỳ, từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972.

Các bạn trẻ thăm quan gian trưng bày những hiện vật lịch sử tỉnh Yên Bái giai đoạn chống Mỹ cứu nước tại Bảo tàng tỉnh.

Một sớm mùa đông, tôi tìm đến Bảo tàng Yên Bái - nơi trưng bày những hiện vật và tư liệu lịch sử về mảnh đất con người Yên Bái, nơi tôi sinh ra, lớn lên và nguyện gắn bó cả cuộc đời mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục