Huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” - Biểu tượng của tinh thần, quyết chiến quyết thắng

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/4/2024 | 7:40:53 AM

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” được coi là phần thưởng để tri ân, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ.
Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” được coi là phần thưởng để tri ân, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ.

Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng để tri ân công lao các chiến sĩ Điện Biên, đến nay, chiếc huy hiệu vẫn luôn là biểu tượng của tinh thần quyết chiến quyết thắng, ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

Xuất hiện trên những di tích lịch sử, những công trình kỷ niệm về chiến thắng Điện Biên Phủ, hình ảnh chiếc huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ” được coi là phần thưởng để tri ân, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ.

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới các chiến sĩ, Bác viết: "Bác và Chính phủ định thưởng cho tất cả các chú huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ". Các chú tán thành không?".

Nhiệm vụ thiết kế huy hiệu vào thời điểm đó được giao cho 2 họa sĩ là Mai Văn Hiến và Nguyễn Bích - những bậc đại thụ của nền mỹ thuật cách mạng. Có đường kính chỉ khoảng 2 cm, chiếc huy hiệu mang đầy đủ những hình ảnh biểu trưng của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là hình ảnh rừng núi, cánh đồng lúa Mường Thanh, người chiến sĩ Điện Biên, lá cờ in dòng chữ "Quyết chiến, quyết thắng" và hình ảnh pháo cao xạ, vũ khí lần đầu xuất hiện ở Điện Biên.

"Ông cả đời vẽ về Bác Hồ và Điện Biên. Để vẽ một bức tranh, ông phác thảo nhiều, tìm nhiều hình. Để chọn được cái tối ưu nhất thì vẽ huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ” cũng như vậy, phải nêu bật được tinh thần chiến thắng", nhà phê bình mỹ thuật Mai Thị Ngọc Oanh, con gái cố họa sĩ Mai Văn Hiến, cho biết.

Không chỉ là phần thưởng cao quý cho các chiến sĩ xuất sắc được trở về, sau chiến dịch, chiếc huy hiệu cũng được gửi tặng tới các thương bệnh binh, các gia đình anh hùng liệt sỹ; tri ân, trao truyền cho thế hệ mai sau ký ức về một thời kỳ hào hùng với những người đã không tiếc máu xương, góp phần làm nên một chiến thắng vĩ đại "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

(Theo VTV)

Các tin khác
PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam thông tin về chương trình. (Ảnh: BTC cung cấp)

Theo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chương trình hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - Về với Điện Biên” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 15 - 21/4/2024) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ngã ba Cò Nòi ngày nay.

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong kháng chiến chống Pháp. Cùng với bộ đội, thanh niên xung phong là lực lượng quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". 70 năm đã qua đi, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi cựu TNXP, trong đó có ông Thái Hữu Hoành ở Sơn La

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trả lời phỏng vấn ngày 5/4

“Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, chống thực dân và là thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc bị xâm lược, bị áp bức ở châu Á, là tấm gương sáng về việc dân tộc Việt Nam không sợ quyền lực, lấy yếu thắng mạnh”.

Quân ta xung phong chiếm lô cốt ở đồi C1

Nhiều tư liệu về Điện Biên Phủ có thể trở thành bảo vật quốc gia. Đó là nhận định của bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục