Ngắm lúa Mù Cang Chải ngày vắng vẻ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/9/2022 | 3:03:14 PM

YênBái - Chu Đức Giang, Hà Nội, vừa có chuyến du lịch hai ngày đến Yên Bái, với tổng chi phí gần 1,5 triệu đồng.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thu hút khách du lịch. Ảnh: Thành Trung
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thu hút khách du lịch. Ảnh: Thành Trung

Đức Giang, 29 tuổi, làm trong lĩnh vực truyền thông - tổ chức sự kiện tại Hà Nội, đến Mù Cang Chải ngắm lúa vào cuối tháng 8. Anh quyết định chọn thời điểm trước nghỉ lễ để tránh tình trạng quá tải. "Nếu đi đúng đợt cao điểm, chắc chắn lịch trình, trải nghiệm của tôi bị ảnh hưởng. Do vậy, tôi đi trước nên mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, thoải mái chụp ảnh mà không gặp đám đông", Giang nói.

Khi Giang đến, lúa vẫn còn xanh. Nếu muốn đến đúng mùa vàng, thời điểm sẽ là từ giữa tháng 9. Dù vậy, phong cảnh hùng vĩ, vẻ tươi đẹp của các thửa ruộng bậc thang, lại vắng vẻ đã đủ sức gây ấn tượng với anh.



Di chuyển

Giang cùng 5 người bạn bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình lúc 19h, để kịp có mặt ở xã La Pán Tẩn, cách thị trấn Mù Cang Chải 15 km. Giá vé khứ hồi là 600.000 đồng. Tại đây, nhóm bạn thuê xe máy để di chuyển với giá 200.000 đồng một ngày.

Chỗ ở

"Tôi chọn một homestay cách xã La Pán Tẩn 2 km. Nơi này gần ngã ba Kim, thuận tiện đi các hướng cũng như điểm vui chơi. Ngoài ra, từ thị trấn Mù Cang Chải có chuyến xe chạy xuống La Pán Tẩn, thuận tiện cho việc đi lại", Giang nói. Một phòng giá 600.000 đồng, cho ba người ở.

Lịch trình

Ngày thứ nhất: Ngã ba Kim (xa La Pán Tẩn) - Tú Lệ - bản Lìm Mông - bản Ít Thái - đèo Khau Phạ

Giang cùng nhóm bạn khởi hành đi Tú Lệ. Tại đây, họ được tận mắt chứng kiến người dân địa phương làm cốm. Cốm Tú Lệ nổi tiếng, và là đặc sản được nhiều du khách mua về làm quà.


Khung cảnh nên thơ ở bản Ít Thái (Lìm Thái).

Tiếp đến, nhóm ghé bản Lìm Mông và Ít Thái. "Phong cảnh ở đây rất đáng yêu. Chúng tôi chụp ảnh và quay được rất nhiều góc đẹp", Giang nói. Điểm dừng chân cuối cùng trong ngày đầu tiên là đèo Khau Phạ. Khi lên đến đèo, du khách có thể nhìn thấy địa điểm bay dù lượn ngắm ruộng bậc thang. Giang khuyến khích mọi người trải nghiệm dù lượn để có thể ngắm toàn cảnh vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của nơi này từ trên cao. Sau đó, nhóm quay về homestay, ăn tối, nghỉ ngơi để lấy sức cho chuyến khám phá ngày hôm sau.

Ngày thứ hai: Đồi Mâm Xôi - đồi Móng Ngựa - sống lưng khủng long

Sau khi ăn sáng, nhóm bắt đầu một hành trình mới, với sự háo hức không kém ngày đầu tiên. Điểm đến là đồi Mâm Xôi - nơi được mệnh danh là ngọn đồi đẹp nhất Tây Bắc, với hình dáng tròn đều, nhô cao như mâm xôi. Nhóm của Giang lang thang và chụp hình ở khu vực này nửa ngày.

Gần trưa, nhóm di chuyển lên trung tâm huyện Mù Cang Chải ăn trưa, nghỉ ngơi để đầu giờ chiều đi đồi Móng Ngựa. "Nếu tay lái yếu, nên thuê xe ôm để chở lên địa điểm này. Tôi đi vào ngày khô ráo, nắng đẹp nên lái xe. Tuy nhiên chính vì tự đi nên bị quá đường, đi qua nơi cần đến", Giang chia sẻ. Giá vé vào đồi là 20.000 đồng một người, được phép chụp ảnh thoải mái.

Điểm cuối cùng, nhưng cũng khiến Giang mất sức nhiều nhất là "sống lưng khủng long". Từ đường quốc lộ vào địa điểm này gần 20 km, nhưng mất hơn 60 phút di chuyển. Dù vậy, theo đánh giá của anh, hoàn toàn xứng đáng khi bỏ công sức đến nơi này. "Đứng từ trên đây nhìn xuống phía dưới, khung cảnh đẹp như Thụy Sĩ vậy", Giang nói.


Nếu muốn ngắm mùa vàng, thời gian phù hợp là từ giữa đến cuối tháng 9.

17h, nhóm anh quay về homestay ăn tối, thay đồ và chuẩn bị 21h lên xe đón ở ngã ba Kim để về Hà Nội. Tổng chi phí cho chuyến đi gồm ăn, ở, vé tham quan và di chuyển trung bình mỗi người gần 1,5 triệu đồng.

Trước khi đi Yên Bái, Giang từng đến Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La. Anh cho biết "bị nghiện" những con dốc, đèo với khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng phía Bắc. Trong các điểm đã đến, anh thích Mù Cang Chải nhất vì có nhiều ruộng bậc thang đẹp, đường đi không quá khó. Anh cũng ấn tượng với với sự nhiệt tình, hiếu khách của người dân địa phương và những cái vẫy tay chào nhóm bạn trên đường của trẻ nhỏ vùng cao.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục