Ấn tượng Hội đua thuyền "Âm vang hồ Thác”

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2022 | 5:35:43 AM

YênBái - Đa dạng hoạt động thể thao, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn ngày càng cao của người dân và du khách, huyện Yên Bình đang từng bước thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy các môn thể thao truyền thống và hiện đại gắn với phát triển du lịch.

Các vận động viên chuẩn bị cho đợt xuất phát tại Hội đua thuyền nan truyền thống
Các vận động viên chuẩn bị cho đợt xuất phát tại Hội đua thuyền nan truyền thống "Âm vang hồ Thác” năm 2022.

 

>> Sôi nổi Hội đua thuyền "Âm vang hồ Thác” năm 2022


Những năm qua, du lịch huyện Yên Bình đã có những bước khởi sắc và đem lại những hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa được huyện quan tâm trùng tu, tôn tạo; nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được phục dựng. Trong đó, một môn thể thao đang được huyện quan tâm phát triển, đó là môn đua thuyền nan - môn thể thao gắn liền với hoạt động mưu sinh trên vùng hồ Thác Bà. 

Theo đó, đua thuyền nan đã trở thành hội đua thuyền được tổ chức hàng năm vào dịp đầu năm mới, Lễ hội đền Mẫu Thác Bà hay Lễ hội bưởi Đại Minh. Khu vực tổ chức hội đua thuyền là tại bến tàu thủy bên bờ đập Nhà máy Thủy điện Thác Bà. Hội đua thuyền "Âm vang hồ Thác” năm 2022 được tổ chức vào ngày 3/9 vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng cho người dân và du khách, bởi đây là lần đầu tiên có thêm môn đua xuồng hơi với sự tham gia của 32 vận động viên (VĐV) đến từ Câu lạc bộ (CLB) Xe bán tải địa hình Việt Nam. 

Bằng kỹ thuật điều khiển điêu luyện cũng như thực hành tại các giải đua chuyên nghiệp, các tay đua xuồng hơi đã đem đến những màn trình diễn đẹp mắt. Anh Doãn Thế Tài - thành viên CLB Xe bán tải địa hình Việt Nam cho biết: "Tôi lên Yên Bái năm 2018 để tìm hiểu về hồ Thác Bà. Lần này, chính thức được đua xuồng hơi, tôi thấy đây là một trải nghiệm thú vị bởi non nước hữu tình, con người thân thiện và các món ăn rất ngon nên tôi rất mong có nhiều dịp trở lại”. 

Cùng đó, người dân và du khách cũng được chứng kiến cuộc tranh tài quyết liệt của gần 200 VĐV đến từ 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với 3 nội dung thi đấu thuyền nan: đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. 


Môn thể thao đang được huyện quan tâm phát triển, đó là môn đua thuyền nan - môn thể thao gắn liền với hoạt động mưu sinh trên vùng hồ Thác Bà.  

Chị Nguyễn Thu Hương - du khách từ Hà Nội cho hay: "Dịp nghỉ lễ, cả gia đình tôi lựa chọn tour du lịch 3 ngày 2 đêm Hà Nội - hồ Thác Bà - Mù Cang Chải - Tú Lệ - Nghĩa Lộ. Sau khi tham quan trên hồ Thác Bà đầy thơ mộng, chúng tôi đến hội đua thuyền và thực sự bị lôi cuốn theo nhịp chèo đầy hối hả, kịch tính khiến cả đoàn hò reo vui vẻ nên bao nhiêu mệt mỏi sau những ngày làm việc vất vả đều tan biến. Tôi sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng đến đây trải nghiệm”.

Hiện tại, huyện Yên Bình có các điểm du lịch chính: hồ Thác Bà; Nhà máy Thủy điện Thác Bà; đền Mẫu Thác Bà; khu du lịch cộng đồng thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, thôn Đồng Tý, xã Phúc An; khu vườn bưởi xã Đại Minh; các làng nghề đan rọ tôm; động Thủy Tiên, xã Tân Hương; động Cẩu Quây, xã Xuân Long; đền, chùa thác Ô Đồ, xã Phúc An; đình Khả Lĩnh, đền Cửa Ngòi, chùa Nổi, xã Đại Minh; đình, chùa Phúc Hòa, xã Hán Đà... và huyện đang liên kết 6 tour du lịch ngoại tỉnh. Trong 8 tháng năm 2022, huyện đã đón trên 210.000 lượt khách, đạt 145% kế hoạch đề ra.

Theo ông Vũ Tuấn Mạnh - Trưởng phòng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Bình, với những giá trị đặc trưng của văn hóa vùng sông Chảy và sức hấp dẫn đặc biệt của môn bơi thuyền nan truyền thống, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tổ chức các hội đua thuyền. Đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đưa môn thể thao hiện đại vào thi đấu tại địa bàn, tạo sức hút đối với người dân, du khách; tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp cập nhật kiến thức, thông tin liên quan đến du lịch, sản phẩm du lịch để phát triển du lịch. 

Minh Huyền

Tags Yên Bình hội đua thuyền Âm vang hồ Thác Mù Cang Chải Tú Lệ Nghĩa Lộ

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục