Việt Nam chính thức có tên trong bản đồ 20 nước có dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/3/2019 | 9:28:38 AM

Tại Việt Nam, chỉ trong thời gian ngắn đã có hơn 330 hộ ở 13 tỉnh thành có lợn mắc bệnh, số lượng tiêu hủy là hơn 6.500 con.

Hiện số lợn bị tiêu hủy đang tăng lên theo cấp số nhân vì bệnh lây gián tiếp thông qua nhiều nguồn như: thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, quần áo mang virus. Trong đó, các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh và Nam Định là 3 địa phương mới nhất xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Hiện không vaccine phòng bệnh mặc dù bệnh tả lợn châu Phi đã xuất hiện gần 100 năm nay. Lợn mắc bệnh là chết nên phương pháp kiểm soát, phòng bệnh chặt chẽ đã được nhiều nước có dịch đang áp dụng rất hiệu quả. Tại TP.HCM, nơi tiêu thụ lợn lớn nhất trên cả nước, cũng đã có những phương án phòng dịch bệnh cụ thể.

Trong nhiều ngày qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có các cuộc họp để triển khai những phương án phòng chống dịch tả từ các Sở, ban, ngành tới những đơn vị trực tiếp thực hiện như: doanh nghiệp, nông dân, tiểu thương. Có thể nói, các phương án, kịch bản đã cho thấy sự quyết liệt phòng chống dịch bệnh của cả hệ thống nhằm ngăn chặn dịch bệnh vào thành phó. Thành phố tập trung tuyên truyền cho các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ chuyên thu gom thức ăn thừa về nuôi lợn, thực hiện các giải pháp an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa sự nguồn lây lan của dịch tả lợn châu Phi vào thành phố.

Có thể nói, thông qua các kịch bản phòng chống dịch tả lợn châu Phi, công tác ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh đã được cả hệ thống chính trị thành phố vào cuộc. Cùng với việc chống dịch, người tiêu dùng cần hiểu rõ về dịch để không quay lưng với thịt lợn, làm ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi.

(Theo VTV)

Các tin khác

Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Đến ngày 9/3, đã có 13 tỉnh, thành công bố có dịch.  Để chủ động ngăn chặn và phòng chống trước diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, nguy cơ xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh rất cao, Báo Yên Bái phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh hướng dẫn người chăn nuôi cách nhận biết cũng như các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Trong tháng 2/2019, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên đã triển khai tiêm phòng vắc - xin lở mồm long móng cho gia súc tại 22 xã thị trấn với tổng số hơn 9.415 liều.

Với tinh thần chủ động, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh của các cơ quan chức năng và các địa phương ở huyện Văn Yên. Cùng đó là sự nỗ lực, tích cực của người chăn nuôi tin tưởng, đàn vật nuôi của huyện Văn Yên sẽ được đảm bảo an toàn trước dịch tả lợn châu Phi.

Dấu hiệu lâm sàng dịch tả lợn châu Phi trên lợn nhìn rất đáng sợ, nhưng bệnh này không lây sang người. (Ảnh minh họa)

Ngày 9.3.2019, Chi cục Thú y Vùng I đã có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy, Nam Định đã có dịch tả lợn Châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục