Mù Cang Chải đẩy mạnh phòng, chống dịch

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/3/2019 | 2:18:22 PM

YênBái - Là địa phương có nhiều khách du lịch, bên cạnh đó thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn huyện Mù Cang Chải là rất cao.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình chăn nuôi gà đen giống bản địa tại xã Lao Chải.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình chăn nuôi gà đen giống bản địa tại xã Lao Chải.

Từ ngày 24/1 đến ngày 17/2, đàn lợn của một số hộ chăn nuôi tại xã La Pán Tẩn, Khao Mang và thị trấn Mù Cang Chải có biểu hiện triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM).

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm; phối hợp với UBND các xã Khao Mang, La Pán Tẩn và thị trấn Mù Cang Chải thực hiện tiêu hủy 74 con lợn với tổng trọng lượng gần 5,7 tấn; cấp 382 lít thuốc sát trùng cho các xã, thị trấn phun tiêu độc khử trùng; hướng dẫn hộ có gia súc mắc bệnh và các hộ lân cận tiến hành phun tiêu độc khử trùng toàn bộ diện tích chăn nuôi. 

14/14 xã, thị trấn của huyện đã thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh LMLM, kế hoạch ứng phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Đến trung tuần tháng 3/2019, tất cả 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hoàn thành việc rà soát, lập danh sách các hộ chăn nuôi đăng ký tiêm phòng và ký cam kết phòng chống dịch bệnh cho gia súc với tổng số liều vắc-xin đăng ký là 31.111 liều. Các địa phương cũng đã hoàn thành sớm công tác thống kê tổng hợp số lượng đàn gia súc cần tiêm phòng vắc-xin cụ thể đến từng hộ, từng xã, từng thôn bản.

Huyện đặt mục tiêu tiêm phòng vắc-xin LMLM cho toàn bộ đàn gia súc trong diện phải tiêm phòng với trên 31.700 con lợn và gần 7.000 con dê. Đối với đàn trâu, bò, thực hiện tiêm phòng vắc-xin LMLM theo kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt năm 2019, số lượng dự kiến tiêm phòng trên 15.000 con, đạt 90% tổng đàn. 

Dự kiến, nguồn kinh phí để tổ chức tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng trên địa bàn huyện là gần 1,4 tỷ đồng với tổng số 53.200 liều vắc-xin. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 107 triệu đồng; kinh phí huyện và người chăn nuôi là gần 1,3 tỷ đồng. 

Huyện đã xây dựng kế hoạch, phân bổ vắc-xin cho các xã, thị trấn. Theo đó, nguồn 30a hỗ trợ hộ nghèo tiêm phòng vắc-xin LMLM cho trâu, bò là 7.000 liều trong tổng số 53.200 liều vắc-xin cần tiêm phòng cho tổng đàn gia súc của huyện. 

Theo ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, để đạt mục tiêu đề ra, các ngành chức năng của huyện tích cực bám nắm địa bàn phụ trách, phối hợp với chính quyền địa phương, các thôn, bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân nắm bắt các biện pháp phòng, chống dịch để chủ động áp dụng hiệu quả, đúng quy trình. Trong đó, chú trọng vận động các hộ mua vắc-xin LMLM tiêm phòng cho đàn gia súc của gia đình đạt tỷ lệ cao nhất. 

Cùng với đó, tổ chức tổng vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng ngay sau khi tiêm phòng vắc-xin LMLM địa bàn 98/98 tổ dân phố, thôn, bản tại các hộ và cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ, địa điểm thu gom, chợ buôn bán động vật... 

Đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi, huyện đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp, chủ động phòng ngừa. Được biết, đến hết quý I, tổng đàn gia súc chính của huyện Mù Cang Chải có trên 64.200 con, đạt 93,1% theo chỉ tiêu kế hoạch giao.

Minh Thúy

Các tin khác
Ông Nguyễn Quốc Việt rắc vôi bột xung quanh chuồng lợn.

Ngoài vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ với 2 lần dọn mỗi ngày bằng nước giếng, ông Việt luôn đảm bảo tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn lợn như: tả, tụ huyết trùng, tai xanh và lở mồm long móng.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra dụng cụ trước khi tổ chức phun tiêu độc và tiêm phòng cho đàn gia súc.

UBND thị xã Nghĩa Lộ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc ra vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc chưa qua kiểm dịch; kiên quyết tịch thu, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, nghi nhiễm bệnh hoặc chết bệnh lưu thông trên địa bàn. Đây là một trong những động thái tích cực, nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thị xã.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (LHQ) phối hợp Tổ chức Thú y Thế giới tổ chức Đoàn đánh giá khẩn cấp tại Việt Nam nhằm hỗ trợ khả năng ứng phó với dịch tả lợn châu Phi.

Nông dân huyện Lục Yên tăng cường các biện pháp phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh và huyện Lục Yên chưa phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Nhưng, nguy cơ bệnh DTLCP từ các nơi đang có dịch lây nhiễm thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục