Hiện tại, trên địa bàn tỉnh và huyện Lục Yên chưa phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Nhưng, nguy cơ bệnh DTLCP từ các nơi đang có dịch lây nhiễm thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao.
|
Nông dân huyện Lục Yên tăng cường các biện pháp phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
|
Hiện nay, tổng đàn lợn của huyện Lục Yên có khoảng 92.000 con. Trước tình hình bệnh DTLCP diễn biến bất thường như hiện nay, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền đến mọi người dân, đặc biệt là các hộ chăn nuôi lợn về diễn biến, tác hại của các loại dịch bệnh gây ra, trong đó, có bệnh DTLCP. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phân công cán bộ về địa bàn quản lý nắm chắc số lượng đàn, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi những kiến thức, biện pháp cơ bản về phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn.
Ông Triệu Minh Giám - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên cho biết, trước tình hình dịch bệnh trên đàn lợn hiện nay, chúng tôi đã chủ động tham mưu để xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp nhằm chủ động ứng phó, ngăn chặn không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn; tập trung đẩy mạnh tuyên truyền các hộ dân chăn nuôi lợn, đặc biệt là các hộ có quy mô chăn nuôi lớn thường xuyên chú trọng tiêu độc khử trùng, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại…
Để có biện pháp tốt nhất bảo vệ đàn lợn, huyện Lục Yên kiên quyết thực hiện theo tinh thần "5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển động vật bệnh chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt động vật bệnh chết; không vứt động vật chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa khi chưa qua xử lý nhiệt để nhằm đảm bảo an toàn cho đàn lợn trên địa bàn.
Anh Hoàng Đức Chung, thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô cho biết: "Hiện, gia đình tôi đang nuôi trên 100 con lợn. Theo hướng dẫn của cán bộ thú ý, gia đình thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi và ngăn sự xâm nhập của virus bệnh DTLCP; đồng thời, thường xuyên rắc vôi bột xung quanh hệ thống đường đi lối lại của trang trại và xung quanh hệ thống chuồng chăn nuôi; tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc".
"Trong trường hợp phát hiện thấy gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt... hoặc gia súc có các triệu chứng điển hình của bệnh DTLCP thì tôi sẽ báo ngay cho chính quyền hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y để được kiểm tra và xử lý kịp thời”, anh Chung khẳng định.
Hiện nay, bệnh DTLCP chưa có thuốc điều trị nên giải pháp phòng bệnh chính hiện nay là, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào địa bàn; tăng cường các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vận động người chăn nuôi ký cam kết và thực hiện "5 không"...
Quang Thiều
Hiện nay, trên địa bàn xã Minh Bảo có 160 hộ chăn nuôi lợn ở 5/5 thôn, số lượng đàn lợn là 1.938 con và Công ty TNHH Đầm Mỏ có 1.850 con.
Là địa phương có tuyến quốc lộ 70 chạy qua dài hàng chục km với nhiều phương tiện chở hàng hóa đi qua, nên nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi có thể xảy ra bất cứ lúc nào với huyện Yên Bình.
Đặc biệt, để phòng chống dịch từ xa đảm bảo hiệu quả, xã đã cho thành lập chốt chặn phun thuốc khử trùng tiêu độc các loại xe ra vào khu vực thôn Hồng Hà, Hồng Thái, cách xa trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô lớn trên địa bàn xã, với bán kính 3 km.
Huyện thành lập 9 tổ công tác đôn đốc, hướng dẫn các địa bàn có nguy cơ cao, khu vực chăn nuôi nhiều, các địa điểm có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các tỉnh, huyện lân cận, đặc biệt là các địa phương có tuyến quốc lộ đi ra.