Trạm Tấu chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/3/2019 | 8:15:49 AM

YênBái - Cũng như nhiều hộ chăn nuôi lợn khác trong huyện, những ngày này anh Lò Văn Păn ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu tập trung các biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Người chăn nuôi lợn ở Trạm Tấu thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Người chăn nuôi lợn ở Trạm Tấu thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Cũng như nhiều hộ chăn nuôi lợn khác trong huyện, những ngày này anh Lò Văn Păn ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu tập trung các biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Anh Păn cho biết: "Hiện, gia đình tôi có 6 con lợn nái. Trước những diễn biến phức tạp của bệnh DTLCP, tôi đã chủ động vệ sinh, mua thuốc phun khử trùng tiêu độc chuồng trại”... 

Đồng chí Lò Văn Tiếp - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hát Lừu cho biết: "Hiện, toàn xã có 3.245 con lợn và đây là tài sản lớn của người dân. Để bảo vệ đàn lợn trước bệnh DTLCP, được sự chỉ đạo của huyện, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chủ động triển khai tiêm phòng cho đàn lợn, phun tiêu độc khử trùng, làm tốt việc vệ sinh, chăm sóc, khuyến khích áp dụng các hình thức chăn nuôi lợn an toàn sinh học nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh”. 

Còn ở xã Trạm Tấu, những năm qua, cùng với cây lúa, người dân luôn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng chí Phạm Mạnh Tưởng - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: với các giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển chăn nuôi; nhờ vậy, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên trở thành hộ khá giả. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bệnh DTLCP, xã đã thành lập ban chỉ đạo chia thành các tổ đến phụ trách các thôn, bản, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức về công tác phòng chống dịch bệnh này.

Đến nay, huyện Trạm Tấu có tổng đàn lợn 19.195 con, tập trung nhiều ở các xã: Bản Mù 3.874 con, Hát Lừu 3.245 con, Xà Hồ 2.315 con, Túc Đán 1.744 con… 

Bệnh DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giống lợn. Lợn bị bệnh có tỷ lệ chết cao lên đến 100%; hiện nay chưa có vắc - xin và thuốc điều trị. Đặc biệt, vi rút gây bệnh có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và trở thành nguồn lây bệnh cho lợn khỏe mạnh khác. 

Nhằm chủ động ngăn chặn và phòng, chống hiệu quả bệnh dịch này, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Trạm Tấu đã ban hành Kế hoạch số 41 về "Ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn huyện”. 

Theo đó, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; tổ chức thông tin tuyên truyền kịp thời, chính xác tình hình bệnh DTLCP và các biện pháp ngăn chặn và phòng, chống để người dân và các hộ chăn nuôi chủ động tham gia thực hiện. 

Đặc biệt, huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăn nuôi thú y từ huyện đến xã về kế hoạch ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP và các biện pháp xử lý khi đàn lợn bị mắc bệnh. 

Cùng đó, là làm tốt công tác phun khử trùng tiêu độc, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn thực hiện tốt việc vệ sinh, quét dọn chuồng trại, thu gom phân rác vào nơi qui định, sử dụng vôi bột ủ phân, rác trước khi sử dụng; định kỳ phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi bằng các loại hóa chất tiêu độc, khử trùng được phép sử dụng. Đối với nơi buôn bán, cơ sở giết mổ lợn phải chủ động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng... 

Đồng chí Nguyễn Văn Liễu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Trước những nguy cơ về dịch bệnh này, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các ngành có liên quan tốt công tác thông tin, tuyên truyền để không gây hoang mang, bán tháo lợn và vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện  "5 không” (không giấu dịch; không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt). Và nếu có dịch bệnh xảy ra huyện sẽ khoanh vùng và tiêu hủy triệt để tránh tình trạng lây lan, giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội của địa phương”. 

Hà Tĩnh

Tags Nguyễn Văn Liễu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết

Các tin khác

Ngày 22/3, UBND huyện Văn Chấn đã chỉ đạo thành lập chốt kiểm soát động vật tại khu vực thôn Đá Đỏ, xã Thượng Bằng La.

Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ xâm nhiễm, huyện Trạm Tấu yêu cầu các xã, thị trấn, các ngành liên quan làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân không hoang mang, bán tháo lợn và vận động người chăn nuôi cam kết thực hiện "5 không”, quyết tâm cùng toàn tỉnh không để dịch bệnh xâm nhiễm địa bàn.

Các hộ chăn nuôi ở xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái dự lớp tập huấn phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước, ngành chức năng và những hộ nuôi lợn ở xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái đang thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh dịch xâm nhập.

Tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh minh họa)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 302/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn là Trưởng ban.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục