Tân Thịnh (thành phố Yên Bái): Phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi bằng nhiều biện pháp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2019 | 2:26:48 PM

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước, ngành chức năng và những hộ nuôi lợn ở xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái đang thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh dịch xâm nhập.

Các hộ chăn nuôi ở xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái dự lớp tập huấn phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Các hộ chăn nuôi ở xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái dự lớp tập huấn phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Là hộ chăn nuôi lợn nhiều nhất, nhì xã với gần 150 con; trong đó, có 15 lợn nái, hiện nay, gia đình ông Nguyễn Xuân Thắng ở thôn Trấn Ninh đang áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ đàn lợn khỏi dịch bệnh. 

Ông Thắng cho biết: "Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch, tôi thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm phòng vắc - xin đầy đủ và thực hiện "nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Chăm sóc đàn lợn theo chế độ tăng cường bổ sung dinh dưỡng để lợn có sức đề kháng và hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn. Trước đây, tôi phun khử trùng tất cả các khu chuồng nuôi 1 tuần/lần, nhưng thời gian này thì 1 tuần phun 2 lần”. 

Không riêng ông Thắng, mà gần 150 hộ nuôi lợn trong xã thời điểm này cũng đang cấp bách phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn của mình. Bà Lưu Thị Hương ở thôn Trấn Thanh chia sẻ: "Hiện tại, trong chuồng của tôi có trên 40 con lợn sắp xuất bán. Trước diễn biến bệnh DTLCP, theo hướng dẫn của cán bộ thú ý, tôi thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc”.

Hiện nay, xã Tân Thịnh có gần 150 hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn gần 3.400 con lợn. Trong đó, lợn nái 249 con; lợn thịt gần 2.400 con, 9 con lợn đực giống, trên 730 con lợn sữa theo mẹ. Mặc dù đàn lợn đang được bảo vệ an toàn nhưng trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch, Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xã đã có nhiều biện pháp chủ động phòng, chống dịch cũng như sẵn sàng các phương án dự phòng trong trường hợp xuất hiện ổ dịch. 

Ngoài ra, xã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống bệnh DTLCP; thành lập Tổ tự quản kiểm tra lưu động việc mua bán, vận chuyển giết mổ động vật trên địa bàn; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố phun tiêu độc khử trùng tới khu chăn nuôi của các hộ dân; tuyên truyền, phòng, chống dịch bệnh trên hệ thống loa truyền thanh; mở lớp tập huấn về phòng, chống bệnh DTLCP để người dân tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ; từ đó, người dân có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh. 

Hiện nay, bệnh DTLCP vẫn chưa có thuốc điều trị cũng như vắc - xin phòng ngừa, do vậy biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là tăng cường vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng tiêu độc, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn; kiểm soát khâu buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn. 

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng - Bí thư Đảng ủy xã Tân Thịnh cho biết: "Để đối phó với dịch bệnh xã đã lập kế hoạch cụ thể khi chưa có dịch xảy ra thì tích cực tuyên truyền về mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng bệnh; tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, ngăn chặn xử lý các trường hợp vận chuyển buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn không rõ nguốn gốc vào địa bàn... Khi có dịch xảy ra, xã tập trung huy động nhân lực, kinh phí, vật chất, phương tiện và thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm bao vây kiểm soát khống chế và xử lý ổ dịch”. 

Cùng đó, xã sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền để người dân nắm bắt kịp thời diễn biến dịch bệnh. Trong đó, yêu cầu các hộ chăn nuôi lợn khi phát hiện đàn lợn có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho cán bộ thú y đến kiểm tra, xử lý kịp thời. 

Thực hiện tốt "5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn ốm, chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa xử lý nhiệt làm thức ăn cho lợn nhằm bảo vệ an toàn cho đàn lợn, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Hải Hà

Các tin khác
Tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh minh họa)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 302/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn là Trưởng ban.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp, Khuyến nông huyện Yên Bình cùng chủ hộ chăn nuôi rắc vôi bột phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh thì tỉnh đã có các văn bản, chỉ thị, huy động cả hệ thống chính trị, chính quyền từ huyện đến xã, các hộ chăn nuôi nông hộ, trang trại cùng vào cuộc quyết liệt để bảo vệ đàn lợn.


Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình chăn nuôi gà đen giống bản địa tại xã Lao Chải.

Là địa phương có nhiều khách du lịch, bên cạnh đó thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn huyện Mù Cang Chải là rất cao.

Ông Nguyễn Quốc Việt rắc vôi bột xung quanh chuồng lợn.

Ngoài vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ với 2 lần dọn mỗi ngày bằng nước giếng, ông Việt luôn đảm bảo tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn lợn như: tả, tụ huyết trùng, tai xanh và lở mồm long móng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục