Chặn dịch từ gốc

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/3/2019 | 7:58:29 AM

YênBái - Cư trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, chị Thanh Phương về quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ để làm trang trại chăn nuôi lợn. Đã gần 10 năm kể từ ngày khởi nghiệp, vợ chồng chị Phương đã gặt hái được nhiều thành công, bất chấp nhiều lần dịch bệnh xảy ra, đàn lợn của vợ chồng chị vẫn khỏe mạnh.

Vệ sinh chuồng trại là biện pháp đầu tiên, quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)
Vệ sinh chuồng trại là biện pháp đầu tiên, quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)

Giữa lúc bệnh dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành tại nhiều địa phương, chị Thanh Phương đã chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn của mình.

Đầu tiên là chủ động được nguồn giống, tạo mô hình khép kín trong chăn nuôi; trường hợp không nuôi được lợn nái thì phải chọn cơ sở cung cấp lợn con có uy tín, con giống sạch bệnh. Phải tiêm phòng đầy đủ, người chăn nuôi cần hiểu rằng, nếu không tiêm đủ liều, lượng và loại thuốc thì vật nuôi nói chung và lợn nói riêng có nguy cơ mắc bệnh là rất cao, nên lựa chọn nguồn thuốc tại những cơ sở có uy tín tránh tiền mất, tật mang. 

Thức ăn và nguồn nước cũng hết sức quan trọng, nên lựa chọn loại cám của những thương hiệu lớn, họ còn cử cán bộ thú y đến tư vấn; đặc biệt, đã nuôi lợn trại thì không nên sử dụng thức ăn truyền thống vì rất khó kiểm soát nguồn gốc. 

Đối với nguồn nước, nhiều hộ chỉ quan tâm đến nguồn nước uống. Trong khi nước rửa chuồng, nước tắm lợn sử dụng rất nhiều, vì tiết kiệm nên nhiều người sử dụng nước hồ ao, sông suối. Điều này là rất nguy hiểm vì rất có thể nguồn nước đó đã nhiễm bệnh. 

Thời điểm đang có dịch bệnh, cần phải có thời gian cách ly người chăm sóc lợn, cụ thể là người chăm sóc lợn đã tiếp xúc với lợn, thịt lợn hoặc ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc thì nhất thiết phải có thời gian cách ly. 

Các thành viên trong gia đình chị Phương mỗi khi đến khu chăn nuôi đều thực hiện việc thay quần áo, đeo ủng, đội mũ, đeo khẩu trang. Việc cách ly phải nghiêm ngặt hơn đối với lợn con chưa đến kỳ tiêm phòng. 

Một số chi tiết tuy nhỏ nhưng người chăn nuôi cũng cần lưu ý như: hạn chế người ra vào khu chăn nuôi, đặc biệt là ngăn chặn thói quen đi tham quan chuồng lợn! Cần ngăn chặn không cho chuột, côn trùng vào khu chăn nuôi và rất không nên nuôi lẫn gà, lợn với nhau theo tư duy nuôi ghép đàn gà vào chuồng lợn để chúng tận dụng nguồn thức ăn dư thừa. 

Cuối cùng là việc xuất bán, tốt nhất là bán cả đàn hoặc ít nhất là bán dứt điểm từng ô chăn nuôi. Khi bán, không cho thương lái vào chuồng bắt lợn mà tự mình phải lùa đàn lợn ra xa khu chuồng mới cho thương lái bắt giữ, làm điều này để tránh đàn lợn sợ hãi, phá chuồng, đặc biệt là không để dịch bệnh nếu có từ thương lái phát tán vào khu chăn nuôi.

Tấn Đạt

Tags phường Nguyễn Thái Học Yên Bái Thanh Phương đàn lợn

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Y tế Giao thông vận tải; các sở giao thông vận tải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Anh Đỗ Văn Đức, thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn.

Trước diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ngày càng phức tạp, người dân xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái luôn chủ động nắm bắt thông tin về bệnh dịch để chủ động phòng chống.

Người chăn nuôi lợn ở Trạm Tấu thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Cũng như nhiều hộ chăn nuôi lợn khác trong huyện, những ngày này anh Lò Văn Păn ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu tập trung các biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Ngày 22/3, UBND huyện Văn Chấn đã chỉ đạo thành lập chốt kiểm soát động vật tại khu vực thôn Đá Đỏ, xã Thượng Bằng La.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục