Cẩn trọng xử lý thức ăn thừa cho đàn lợn

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/4/2019 | 8:08:30 AM

YênBái - Để chế biến thức ăn thừa lấy từ nhà hàng thành thức ăn cho đàn lợn, ông Cường đã nấu cùng cây khoai mon thái nhỏ trong khoảng thời gian từ 1,5 - 2 tiếng đồng hồ bằng nguồn nhiệt bi-ô-ga, đun củi chứ tuyệt đối không bao giờ cho ăn luôn. 

Thời điểm này, hộ ông Bùi Mạnh Cường ở tổ dân phố 9, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái có 23 con lợn; trong đó, gồm 4 lợn nái, 1 lợn đực phối giống, 18 lợn thịt. 


Ông Cường cho biết: "Kể từ khi nuôi lợn là năm 2010, tôi chỉ xin thức ăn dư thừa của các quán ăn nhỏ. Năm 2016 trở lại đây, nguồn thức ăn này tôi mua lại của một nhà hàng lớn”.

Như hiện nay, mỗi ngày ông thường lấy 15 xô thức ăn, bình quân 15 kg/xô. Ông đã chuẩn bị 30 chiếc xô cho việc đựng thức ăn ở nhà hàng và ở gia đình để tiện luân chuyển thường xuyên. Khi chở xô thức ăn từ nhà hàng về nhà, ông sẽ đổ ra xô khác rồi tiến hành vệ sinh chiếc xô đó bằng xà phòng Omo và nước sạch. 

Để chế biến thành thức ăn cho đàn lợn, ông nấu cùng cây khoai mon thái nhỏ trong khoảng thời gian từ 1,5 - 2 tiếng đồng hồ bằng nguồn nhiệt bi-ô-ga, đun củi chứ tuyệt đối không bao giờ cho ăn luôn. Nồi quân dụng 150 lít được ông sử dụng nấu thức ăn mỗi ngày 2 lần. Thức ăn chín là ông có xô riêng xách ra đổ vào máng cho lợn ăn. 

Ông thường xuyên vệ sinh xô này sau mỗi bữa ăn của đàn lợn. Đối với các máng ăn, ngày nào ông cũng vệ sinh, rửa sạch 2 lần bằng nước máy nhờ máy phun xịt đồng thời thực hiện phun khử trùng tiêu độc 2 lần/tuần cùng với toàn bộ khu vực chuồng trại chăn nuôi. 

Gần chục năm chăn nuôi, đàn lợn nhà ông luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, gần nhất như đợt có bệnh lở mồm long móng phát sinh trên địa bàn thành phố nhưng may mắn đàn lợn cũng không mắc bệnh. 

Theo ông được như vậy là bởi gia đình trước nay rất chú trọng công tác vệ sinh chăn nuôi, tiêm phòng vắc - xin, chăm sóc. 

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tuyên truyền tại tổ dân phố, ông biết bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà lại chưa có vắc - xin để phòng, chưa có thuốc để chữa. 

Vì vậy, ông hết sức quan tâm tới các biện pháp phòng dịch, đặc biệt trong đó gia đình có liên quan trực tiếp đến vấn đề xử lý nguồn thức ăn dư thừa cho đàn lợn. 

Cũng qua tuyên truyền của cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố đã giúp ông cẩn trọng hơn nữa trong việc phòng bệnh cho đàn lợn như: quần áo, giày ủng đi lấy thức ăn từ nhà hàng về sẽ phải thay ra thì mới được vào khu vực chăn nuôi; khi xuất lợn nên tự chuyển lợn ra ngoài, không để người mua lợn vào trong chuồng… 

Ông sẽ thực hiện tốt khuyến cáo của cơ quan chức năng để bảo vệ đàn lợn của gia đình trong tình hình hiện nay.         
                                               
Nguyễn Thơm

Tags thức ăn thừa đàn lợn Bùi Mạnh Cường Nguyễn Thái Học thành phố Yên Bái

Các tin khác

Xác định tinh thần quyết liệt "chống dịch như chống giặc” ngay từ cơ sở, Yên Bái đang quyết tâm cao nhất không để dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn, để bảo vệ đàn lợn – nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ trên địa bàn tỉnh.

Hà Nội và tỉnh giáp ranh Hưng Yên đã có xã đầu tiên công bố hết dịch tả lợn châu Phi.

Cán bộ thú y phun thuốc phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đến nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố; tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 73.000 con. Các địa phương vẫn đang nỗ lực xử lý triệt để các ổ dịch, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp để phòng tránh bệnh lây lan.

Ngày 2/4, đồng chí Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Thú y Trung ương (Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn) cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục