Hòa Bình là tỉnh đầu tiên công bố hết dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/4/2019 | 2:29:11 PM

Hôm nay (9/4), tỉnh Hòa Bình là tỉnh đầu tiên rút ra khỏi danh sách 23 tỉnh, thành có dịch tả lợn châu Phi trên cả nước.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Điều kiện để một địa phương công bố hết dịch tả lợn châu Phi là đủ 30 ngày kể từ ngày tiêu hủy con lợn bệnh cuối cùng không phát sinh thêm ổ dịch mới. Hai ổ dịch tả lợn châu Phi của Hòa Bình tại hai xã là Hợp Thanh và Thanh Lương của huyện Lương Sơn, xuất hiện vào ngày 5/3. Đến nay đều đã qua 30 ngày và không phát sinh thêm ổ dịch mới nào. Hòa Bình cũng trở thành tỉnh đầu tiên công bố hết dịch tả lợn châu Phi đến thời điểm này. Như vậy số địa phương có dịch trên cả nước đã giảm xuống là còn 22 tỉnh thành.

Sau tỉnh Hòa Bình, ngày 10/4, tỉnh Bắc Kạn sẽ là địa phương tiếp theo trên cả nước đủ điều kiện công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh và thị trường thịt lợn cũng đã có những tín hiệu khởi sắc trở lại về giá cũng như sản lượng thịt tiêu thụ. Đây là khẳng định của Bộ NN&PTNT. Bộ sẽ cùng các địa phương xây dựng phương án phát triển chăn nuôi gia cầm, đại gia súc bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt sau đợt dịch này, đảm bảo không xáo trộn nhu cầu thực phẩm cả nước từ nay đến cuối năm.

(Theo VTV)

Các tin khác
Các đơn vị chức năng đang nghiên cứu sản xuất vắc xin Dịch tả lợn châu Phi. Ảnh minh họa

Chiều 5-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức cuộc họp bàn giải pháp nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đan Phượng.

Đến thời điểm này, có 3 ổ dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày, đủ điều kiện công bố hết dịch.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT kiểm tra ổ dịch tả lợn châu Phi tại Đại Đồng khi mới phát sinh.

Sau phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) và xã Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) dập tắt ổ dịch tả lợn châu Phi, đã có thêm xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) khống chế thành công ổ dịch.

Để chế biến thức ăn thừa lấy từ nhà hàng thành thức ăn cho đàn lợn, ông Cường đã nấu cùng cây khoai mon thái nhỏ trong khoảng thời gian từ 1,5 - 2 tiếng đồng hồ bằng nguồn nhiệt bi-ô-ga, đun củi chứ tuyệt đối không bao giờ cho ăn luôn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục