Đã có 12 địa phương khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/4/2019 | 9:52:23 AM

Đã có 12 ổ dịch tả châu Phi trên địa bàn cả nước qua 30 ngày, những ngày qua không có ổ dịch mới phát sinh cho thấy, dịch bệnh này đang từng bước được khống chế, đẩy giá heo hơi đang tăng từng ngày.

Tiêu độc, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Tiêu độc, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT),  tính đến hôm nay, ngày 10/4, đã có 12 ổ dịch tả lợn châu Phi qua 30 ngày, gồm: xã Đức Hợp (huyện Kim Động, Hưng Yên); xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên); xã Giai Phạm (Yên Mỹ, Hưng Yên; phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội); xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương); xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình); xã Vũ Tiến (huyện Vũ Thư, Thái Bình); xã Hợp Thanh, Thanh Lương (Lương Sơn, Hòa Bình); xã Lý Chính (huyện Lý Nhân, Hà Nam); xã Ta Ma (huyện Tuần Giáo, Điện Biên) và xã Ninh Khang (huyện Hoa Lư, Ninh Bình).

Cụ thể, nhiều địa phương đã ban hành quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi sau khi áp dụng tổng lực nhiều giải pháp để khống chế. Ngày 8/4, UBND huyện Hoa Lư đã quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; tiếp đó là Lương Sơn (Hòa Bình).

Như vậy, theo quy định của Cục Thú y, những địa phương này đủ điều kiện công bố hết dịch, tạo điều kiện cho người dân lưu thông, vận chuyển và tiêu thụ lợn; đồng thời lên phương án tái đàn sau dịch.

Như vậy, sau khi Hòa Bình công bố hết dịch, số tỉnh có dịch tả lợn châu Phi cả nước giảm xuống còn 21 tỉnh, thành. Số ổ dịch nhỏ lẻ ở các tỉnh cũng đang giảm mạnh. Điều đáng mừng đến nay là, dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế và không vượt qua đèo Hải Vân, lây lan sang các tỉnh miền Nam.

Theo ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y, theo quy định của Luật thú y, sau 30 ngày ổ dịch tại các xã không có dịch phát sinh, địa phương (huyện hoặc tỉnh) sẽ công bố hết dịch.

Việc công bố hết dịch sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể vận chuyển heo sống và tiêu thụ các sản phẩm thịt heo diễn ra bình thường trong nội tỉnh, đồng thời có thể tái đàn theo quy định. 

Với heo và các sản phẩm thịt heo từ các vùng dịch, theo ông Thành, các địa phương đều lập chốt, không cho vận chuyển heo, sản phẩm heo ra khỏi khu vực có dịch, chưa kể các tỉnh đều có chốt kiểm dịch nên nguy cơ lây lan từ con đường này rất thấp.

Điều đáng mừng là, sau khi dịch tả lợn châu Phi tạm lắng, giá thịt lợn hơi tại nhiều địa phương đang tăng. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo hơi trên địa bàn tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, heo hơi hiện được thương lái mua với giá từ 45.000-47.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm 2 tuần trước.

(Theo Dân Việt)

Các tin khác

Chuồng nhà trống. Đã ba tháng nay. Chị kể mỗi ngày qua đi lại cảm thấy lòng mình khó tả sao sao… Dẫu rằng chuyện đã rồi, nói mãi "giá như”, "biết thế” cũng chả để làm gì nữa cả nhưng cứ rảo qua khu chuồng là như đâu đây vẳng tiếng lợn mẹ, lợn con, lợn thịt ủn ỉn, tiếng đòi ăn rinh rom… chưa thể nào nguôi ngoai.

Người dân cần có những hiểu biết cơ bản về dịch tả lợn châu Phi và không quay lưng với sản phẩm thịt lợn an toàn, thịt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cung cấp dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày cũng như tác động xấu đến ngành chăn nuôi.

Ảnh minh họa.

Hôm nay (9/4), tỉnh Hòa Bình là tỉnh đầu tiên rút ra khỏi danh sách 23 tỉnh, thành có dịch tả lợn châu Phi trên cả nước.

Các đơn vị chức năng đang nghiên cứu sản xuất vắc xin Dịch tả lợn châu Phi. Ảnh minh họa

Chiều 5-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức cuộc họp bàn giải pháp nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục