Yên Bái kiểm soát chặt việc giết mổ, vận chuyển, sản phẩm động vật

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2019 | 1:56:12 PM

YênBái - Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động ngăn chặn bệnh dịch xâm nhiễm vào địa bàn, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật, sản phẩm động vật (tập trung chủ yếu vào lợn và sản phẩm thịt lợn) trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ thú y phun tiêu độc khử trùng tại chốt kiểm dịch động vật tạm thời thôn Đá Đỏ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Cán bộ thú y phun tiêu độc khử trùng tại chốt kiểm dịch động vật tạm thời thôn Đá Đỏ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.


21 giờ ngày 1/4, tại địa phận thôn Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên Tổ công tác phát hiện xe ô tô biển kiểm soát 19C - 113.90 do lái xe kiêm chủ hàng là Nguyễn Đình Phong ở xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ chở 48 con lợn qua địa bàn tỉnh. 

Qua kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thú y. Chủ hàng cho biết đã mua thu gom lợn của nhiều hộ chăn nuôi ở Cẩm Khê vận chuyển vào Văn Chấn tiêu thụ. Tuy nhiên, không khai báo cụ thể và còn có biểu hiện chống đối, kéo dài thời gian gây khó khăn cho Tổ công tác. Sau gần 4 giờ làm việc,  chủ hàng mới chấp hành đưa phương tiện về địa điểm để xử lý. 

Ngay trong sáng ngày 2/4, Tổ công tác đã tiến hành xác minh số lợn trên có nguồn gốc, không vận chuyển từ các địa phương có dịch. 

Căn cứ vào kết quả xác minh và các tài liệu có trong hồ sơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng với lái xe kiêm chủ hàng Nguyễn Đình Phong về các hành vi: vận chuyển động vật bằng phương tiện không đảm bảo vệ sinh thú y; không thu gom nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Khoản 2, Điều 23 Nghị định 90/CP ngày 31/7/2017 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. 

Cùng với kiểm soát lưu thông, việc kiểm tra tại các cở sở giết mổ trên địa bàn tỉnh cũng được Tổ công tác tiến hành thường xuyên. 

Ông Đồng Văn Nguyên – quản lý cơ sở giết mổ gia súc tại thôn 2, xã Văn Phú cho biết: cơ sở luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh thú y, lợn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Sản phẩm thịt lợn của cơ sở chủ yếu được giao bán tại các chợ trên địa bàn thành phố Yên Bái. 

Tại thời điểm Tổ công tác tiến hành kiểm tra, lò mổ của ông có 2 con lợn đang mổ và 5 con lợn đang chờ mổ. Kết quả kiểm tra lâm sàng và kiểm tra thực tế quá trình giết mổ cho thấy cơ sở thực hiện đảm bảo vệ sinh thú y, lợn không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm, bệnh lý sinh trưởng và các dấu hiệu của bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Cơ sở cũng xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giết mổ gia súc; có sổ sách theo dõi việc nhập, xuất và hóa đơn mua bán gia súc và sản phẩm động vật.

Ông Ninh Trần Phương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, tính đến ngày 2/4, Tổ công tác đã kiểm tra 14 cơ sở, trong đó 3 cơ sở chăn nuôi lợn, 7 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và 4 cơ sở kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật và gần 10 phương tiện ô tô vận chuyển lợn; xử lý vi phạm 5 trường hợp thu nộp ngân sách 14 triệu đồng”. 

Rất chủ động và nỗ lực nhưng Yên Bái hiện cũng gặp nhiều khó khăn trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi: các cơ sở chăn nuôi tập trung chưa phát triển, chủ yếu là nhỏ lẻ; công tác kiểm soát đảm bảo an toàn dịch bệnh chưa được người chăn nuôi chú trọng; chưa có cơ sở giết mổ gia súc tập trung, gây khó khăn cho công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ. Toàn tỉnh hiện có trên 550 hộ giết mổ lợn, trong đó có 16 hộ giết mổ trên 5 con lợn/ngày, các hộ còn lại giết mổ từ 1 – 3 con lợn/ngày. 

Việc giết mổ chủ yếu được thực hiện tại các hộ dân, quy mô nhỏ, nằm phân tán, xen kẽ trong khu dân cư; thời gian giết mổ tại các hộ đồng loạt bắt đầu vào lúc 2- 3 giờ sáng và kết thúc vào 5 - 6 giờ sáng, rất khó khăn cho việc quản lý, giám sát. 

Hà Anh

Tags giết mổ tả châu Phi

Các tin khác
Người dân cần tiêm phòng vắc - xin định kỳ cho đàn gia súc để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm phòng vắc - xin cho đàn vật nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.

Tiêu độc, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Đã có 12 ổ dịch tả châu Phi trên địa bàn cả nước qua 30 ngày, những ngày qua không có ổ dịch mới phát sinh cho thấy, dịch bệnh này đang từng bước được khống chế, đẩy giá heo hơi đang tăng từng ngày.

Chuồng nhà trống. Đã ba tháng nay. Chị kể mỗi ngày qua đi lại cảm thấy lòng mình khó tả sao sao… Dẫu rằng chuyện đã rồi, nói mãi "giá như”, "biết thế” cũng chả để làm gì nữa cả nhưng cứ rảo qua khu chuồng là như đâu đây vẳng tiếng lợn mẹ, lợn con, lợn thịt ủn ỉn, tiếng đòi ăn rinh rom… chưa thể nào nguôi ngoai.

Người dân cần có những hiểu biết cơ bản về dịch tả lợn châu Phi và không quay lưng với sản phẩm thịt lợn an toàn, thịt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cung cấp dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày cũng như tác động xấu đến ngành chăn nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục