Xuất hiện 11 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Cao Bằng

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/5/2019 | 5:50:56 PM

Tính đến ngày 2/5, tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và xử lý 11 ổ dịch tả lợn châu Phi, tổ chức tiêu hủy 142 con lợn, tổng trọng lượng 7,2 tấn. Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 5 xã của 3 huyện, thành phố trên cả tỉnh.

Cán bộ thú y tỉnh đang lấy mẫu bệnh phẩm tại phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng.
Cán bộ thú y tỉnh đang lấy mẫu bệnh phẩm tại phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng.

Như vậy, sau hơn nửa tháng phát hiện ổ dịch đầu tiên ở tổ 10 phường Tân Giang, đến nay dịch tả lợn châu Phi ngày càng diễn biến phức tạp và khó kiểm soát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Nguyên nhân được xác định là do quá trình buôn bán, vận chuyển lợn thịt, lợn giống từ các tỉnh khác vào Cao Bằng.

Theo ông Đào Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, ngay từ khi chưa phát hiện ổ dịch, đơn vị đã tham mưu cho tỉnh ra chỉ thị, văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm, lây lan nhanh của dịch, đến nay dịch bệnh vẫn xuất hiện tại Cao Bằng.
 
Để đối phó với tình hình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đang phối hợp với chính quyền các địa phương khẩn trương huy động nhân lực và phương tiện thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch, tiêu trùng khử độc các vùng có dịch, kiểm soát chặt các xe ra, vào khu vực có dịch; đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, không giết mổ gia súc bệnh, không vận chuyển gia súc từ vùng dịch ra bên ngoài, không vứt lợn chết ra môi trường...

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Người dân xã Hồng Ca rắc vôi bột, tăng cường vệ sinh chuồng trại để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên hiện có đàn lợn khoảng trên 3.000 con. Những ngày này, đến đâu cũng thấy người dân nói về cách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP), bởi người dân hiểu rõ sự thiệt hại về kinh tế nếu như đàn lợn nhà mình bị nhiễm dịch. 

Phun tiêu độc khử trùng tại chốt kiểm dịch động vật xã Thượng Bằng La.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP), nhất là sau khi tỉnh Sơn La - địa phương giáp ranh với huyện xuất hiện mầm bệnh trên đàn lợn, huyện Văn Chấn chủ động thành lập chốt kiểm dịch động vật tại xã Thượng Bằng La gồm 7 thành viên chia làm 2 ca hoạt động 24/24 giờ. 


Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc, ngành nông nghiệp, các địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc - xin cho gia súc.

Phun tiêu độc khử trùng các phương tiện giao thông qua chốt kiểm dịch tạm thời trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Các địa phương, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai cấp bách các biện pháp ngăn chặn dịch. Trong đó, từ ngày 21/3, tỉnh đã thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tại huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục