Triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về khắc phục tác động của đại dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/6/2020 | 4:31:22 PM

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về việc triển khai Kết luận số 77-KL/TW ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: chinhphu.vn
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: chinhphu.vn

Cụ thể, để triển khai thực hiện Kết luận số 77-KL/TW ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 8/4/2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 và nghiên cứu kỹ các nội dung Kết luận số 77-KL/TW ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị để đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các nhiệm vụ được giao tại điểm 2 Mục II Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội kèm theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về nội dung trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó lưu ý: đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội; kết quả rất quan trọng, thành công trong phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua; ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của hệ thống chính trị, nhân dân cả nước trong thực hiện nhiệm vụ kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội". Những biện pháp quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo phục hồi nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trước mắt và lâu dài, bảo đảm phù hợp thực tế và khả thi, kể cả các cơ chế, giải pháp đặc thù, vượt trội để thu hút vốn đầu tư nhất là đón nhận các dòng vốn đầu tư dịch chuyển.

Xác định cụ thể các nội dung cần kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó kiến nghị cụ thể các chỉ tiêu về tài chính, ngân sách nhà nước (thu, chi ngân sách, bội chi, nợ công, tốc độ tăng chỉ số giá).

Quốc hội và Chính phủ kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt khó, tận dụng thời cơ, không ngừng đổi mới sáng tạo, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Kiểm tra y tế tại New Delhi, Ấn Độ.

Giới chức thủ đô New Delhi (Ấn Độ) cảnh báo, số ca nhiễm COVID-19 tại đây có thể tăng gấp 20 lần, lên mức 500.000 ca trong vài tuần tới.

Lấy mẫu máu xét nghiệm COVID-19.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 332 trường hợp mắc bệnh COVID-19; trong đó có 319 trường hợp đã được điều trị khỏi, còn 9 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

Đánh giá khả năng phản ứng của các quốc gia đối với đại dịch COVID-19

Theo dữ liệu khảo sát từ YouGov, Việt Nam được đánh giá là quốc gia ứng phó với dịch COVID-19 tốt nhất trên thế giới.

Nhân viên y tế kiểm tra người nhiễm nCoV ở Peru ngày 9/6.

Thế giới ghi nhận hơn 7,3 triệu ca nhiễm nCoV, gần 413.000 ca tử vong, nhiều nước đã nới phong tỏa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục