Liệu Covid-19 có lặp lại lịch sử làn sóng thứ 2 như như dịch cúm 1918?

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/6/2020 | 9:01:07 AM

Đại dịch Covid-19 liệu có lặp lại xu hướng giống như dịch cúm 1918, bùng phát lần thứ 2 còn nguy hiểm và chết chóc hơn cả làn sóng thứ nhất?

Ngày 26/6, Mỹ ghi nhận số ca bệnh trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát với hơn 40.000 ca.
Ngày 26/6, Mỹ ghi nhận số ca bệnh trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát với hơn 40.000 ca.

Khi các nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng những biện pháp hạn chế và một số khu vực đã chứng kiến sự gia tăng trở lại của số ca mắc Covid-19, câu hỏi đặt ra là liệu có phải đại dịch này đang bước vào làn sóng thứ 2 hay không?

Ở Mỹ, số ca mới đã từng xuống mức 20.000 ca mỗi ngày trong khoảng vài tuần, thì những ngày gần đây đã tăng mạnh trở lại. Theo số liệu của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, hôm 26/6, nước này ghi nhận số ca bệnh trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát với hơn 40.000 ca.

Trước đó, ngày 25/5, Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge nói rằng 30 nước và vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận số ca mới tăng mạnh trong 2 tuần qua sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. 11 trong số này ghi nhận sự gia tăng đột biến.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu xu hướng này có đồng nghĩa với việc các khu vực kể trên đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ 2 hay không, bởi theo các chuyên gia, khái niệm "làn sóng thứ 2” là khá mơ hồ.

Nhiều người tỏ ra thận trọng khi cho rằng sự gia tăng trở lại số ca bệnh ở một số khu vực nhất định là "làn sóng thứ 2”. Bởi, số ca Covid-19 tăng khi các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội được nới lỏng không hẳn đồng nghĩa với sự bắt đầu của một vòng quay mới, đặc biệt là khi chỉ số lây nhiễm vẫn ở mức cao.

Bác sỹ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, trả lời phỏng vấn Washington Post ngày 18/6 rằng Mỹ vẫn đang ở trong làn sóng thứ nhất, cho dù số ca bệnh đã giảm rồi tăng trở lại ở những thời điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau trên cả nước.

Theo John Mathews, Giáo sư danh dự tại Đại học Melbourne, làn sóng thứ 2 sẽ có đặc tính điển hình là số ca bệnh đã giảm mạnh rồi sau đó đột ngột tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng "làn sóng thứ 2” là một khái niệm mơ hồ.

"Không ai thực sự xác định được quy mô cụ thể cả về thời gian, không gian hay quy mô của các con số thống kê để gọi đó là làn sóng thứ 2”, Mathews, một cựu cố vấn y tế cho chính phủ Australia nói.

Lịch sử có lặp lại?

Thế giới đã từng chứng kiến làn sóng thứ 2 của đại dịch cúm năm 1918. Dịch bệnh này khi đó đã khiến hơn 500 triệu người nhiễm bệnh và 50 triệu người tử vong trên toàn cầu. Làn sóng thứ 2 tái bùng phát vào mùa thu năm đó còn "chết chóc” hơn cả làn sóng thứ nhất chỉ trước đó vài tháng. Thậm chí một số nước còn chứng kiến làn sóng thứ 3 vào năm 1919.

Giáo sư Mathews cho rằng, làn sóng thứ 2 kiểu như cúm có thể xảy ra do sự biến đổi ở virus gây bệnh hoặc sự thay đổi trong hành vi của con người.

Cụ thể với dịch cúm 1918, sự biến đổi của virus được cho là nguyên nhân dẫn tới làn sóng thứ 2. Sau làn sóng thứ nhất, cơ chế miễn dịch đã hình thành ở một tỷ lệ dân số đủ nhiều để khiến virus gây bệnh phát sinh "phản ứng tránh miễn dịch” hay biến đổi, và tiếp tục tác động đến con người.

"Chúng tôi không nghĩ điều tương tự đang xảy ra với dịch Covid-19 ở giai đoạn hiện nay”, ông Mathews nói.

Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng thấy lịch sử làn sóng thứ 2 của đại dịch cúm 1918 nhiều khả năng đang lặp lại với Covid-19.

"Gần như chắc chắn có thể nói rằng làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 sẽ tới, vì chúng ta sẽ không thể có vaccine ngừa bệnh trong ngày một ngày hai”, Gabriel Leung, chủ nhiệm khoa Y học tại Đại học Hong Kong cho biết trong một hội thảo trực tuyến đầu tháng này.

"Khoảng giữa hoặc cuối màu thu sẽ là một giai đoạn khủng hoảng nữa”, Leung nhấn mạnh./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại thành phố Daegu, Hàn Quốc ngày 2/3/2020.

Nguy cơ bùng phát bệnh COVID-19 thứ hai tại Hàn Quốc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các lao động Việt Nam đang mắc kẹt tại Hàn Quốc, do vẫn chưa có chuyến bay thương mại giữa hai nước để đưa họ trở về.

Khu vực cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Sáng 29/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi, trong đó có một bé trai 6 tuổi.

Ảnh minh hoạ.

Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung.

Trong bối cảnh số ca Covid-19 đã vượt 500.000, hàng nghìn giường bệnh làm bằng bìa carton được tăng cường cho các bệnh viện dã chiến Ấn Độ.

Sáng 28/6, thế giới đã ghi nhận hơn 10 triệu ca mắc, trong đó 500.533 ca tử vong do Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục