Thủ tướng Gruzia mắc COVID-19, làn sóng lây nhiễm tại Bỉ đã giảm tốc

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/11/2020 | 9:31:54 AM

Thủ tướng Giorgi Gakharia Gakharia đã tự cách ly vào sáng 2/11 sau khi một trong những vệ sỹ của ông dương tính với virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Gruzia Giorgi Gakharia.
Thủ tướng Gruzia Giorgi Gakharia.

Văn phòng báo chí của Thủ tướng Gruzia ngày 2/11 thông báo Thủ tướng Giorgi Gakharia đã xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Tuyên bố của cơ quan trên cho biết Thủ tướng Gakharia đã tự cách ly vào sáng 2/11 sau khi một trong những vệ sỹ của ông dương tính với virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, ông Gakharia vẫn khỏe mạnh và sẽ tiếp tục điều trị tại nhà.

Gruzia, quốc gia nằm ở khu vực Nam Caucasus với 3,7 triệu dân, tới nay đã ghi nhận tổng cộng 42.579 ca mắc COVID-19, trong đó có 342 ca tử vong.

Trong khi đó, làn sóng lây nhiễm COVID-19 tại Bỉ, một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm mạnh đang có xu hướng chậm lại.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, chính phủ Bỉ cùng ngày cho biết tỷ lệ gia tăng số ca mắc COVID-19 mới tại nước này đang có những dấu hiệu chững lại đầu tiên, nhưng vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định làn sóng thứ hai đã đạt đỉnh tại quốc gia Tây Âu này.

Theo người phát ngôn của Bộ Y tế Bỉ Yves Van Laethem, số ca nhiễm mới và nhập viện tiếp tục tăng, nhưng đã chậm hơn. Theo số liệu chính thức của Bỉ, đất nước 11 triệu dân này, nơi đặt trụ sở chính của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hiện có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất châu Âu và là một trong những quốc gia chứng kiến tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.

Trong một cuộc họp báo, ông Van Laethem thông báo mức tăng trung bình hàng ngày số ca nhiễm mới trong 7 ngày qua là 15.582, tăng 14% so với tuần trước, nhưng đã chậm lại so với mức tăng gần gấp đôi mỗi tuần trong những tuần trước đó. Tại thủ đô Brussels, số ca nhiễm mới giảm hàng tuần.

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu, Bỉ vẫn ghi nhận 1.735 ca nhiễm mới trên 100.000 dân trong vòng 14 ngày tính đến ngày 2/11, tỷ lệ cao hơn gấp đôi so với nước láng giềng Pháp.

Chính phủ Bỉ bắt đầu áp đặt các biện pháp siết chặt kiểm soát từ ngày 2/11-13/12 nhằm làm chậm sự lây lan của bệnh dịch, với việc hạn chế tối đa giao tiếp xã hội và đóng cửa các cơ sở ngành nghề tiếp xúc trực tiếp như tiệm làm tóc và cửa hàng không thiết yếu.

* Nhiều quốc gia châu Âu tái áp đặt các biện pháp phong tỏa

Để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tăng đột biến, nhiều chính phủ châu Âu đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Với hơn 46 triệu ca mắc và 1,2 triệu ca tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nền kinh tế toàn cầu vốn đang bị tàn phá nặng nề do cuộc khủng hoảng y tế, lại đang đối diện với nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng hơn khi dịch bệnh tại châu Âu và Mỹ diễn biến phức tạp trong vài ngày qua.

Để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tăng đột biến, nhiều chính phủ châu Âu đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Ngày 2/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ban hành một loạt biện pháp phong tỏa, theo đó các quán bar, quán càphê, nhà hàng cùng các cơ sở giải trí như nhà hát, rạp chiếu phim... buộc phải đóng cửa.

Các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 2/11 đến hết tháng.

Trước đó, Pháp, Bồ Đào Nha và Áo cũng thông báo phong tỏa từng phần hoặc toàn bộ đất nước bắt đầu từ tuần này.

Chính phủ Bồ Đào Nha thậm chí đang cân nhắc tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế nhằm siết chặt các biện pháp chống dịch hiện nay.

Thủ tướng Antonio Costa tuyên bố: "Chúng tôi đề xuất sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp với mục đích ngăn chặn dịch bệnh, tránh xảy ra những đáng tiếc về mặt pháp lý."

Theo kế hoạch này, các biện pháp phong tỏa chống dịch đã được áp đặt tại các khu vực miền Bắc Bồ Đào Nha sẽ được mở rộng ra phạm vi toàn lãnh thổ hoặc 70% dân số quốc gia 7,1 triệu dân này.

Cùng ngày, Chính phủ Hy Lạp cũng thông báo áp đặt phong tỏa hai tuần tại thành phố Thessaloniki lớn thứ hai cả nước và Serres ở miền Bắc nhằm kiềm chế tốc độ lây nhiễm.

Người phát ngôn chính phủ cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này thấp nhất so với các nước châu Âu khác, tuy nhiên sự gia tăng đáng báo động từ đầu  tháng 10 khiến giới chức lo ngại dịch có thể bùng phát mạnh.

Giới chức bang Geneva (Thụy Sĩ) ngày 2/11 cũng thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ quán bar, nhà hàng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không thiết yếu kể từ ngày 3/11.

Các bệnh viện cũng được cảnh báo về tình tráng quá tải và phải đưa ra quyết định khó khăn khi lựa chọn tiếp nhận bệnh nhân điều trị theo mức độ bệnh.

Theo số liệu thống kê mới nhất, số ca mắc COVID-19 ở châu Âu đã tăng gấp đôi chỉ trong 5 tuần qua, đưa tổng số ca bệnh ở "Lục địa Già" tính đến ngày 1/11 vượt ngưỡng 10 triệu ca. 

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Đến hôm nay (3/11), Việt Nam đã trải qua 62 ngày không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng. Việt Nam hiện vẫn có 1.192 bệnh nhân.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện ở thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) ngày 30-10.

Tính đến 6h ngày 3-11, toàn thế giới có 47.275.582 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.210.307 trường hợp tử vong và 33.971.886 bệnh nhân đã hồi phục.

Nga đã ghi nhận tới 18.665 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 1/11.

Ngày 1/11, Nga đã ghi nhận 18.665 ca mắc COVID-19 mới, số người nhiễm bệnh trong một ngày cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bắt đầu diễn ra ở quốc gia này.

Ảnh minh họa.

Sáng 2/11 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có thêm ca mắc COVID-19 mới, Việt Nam hiện vẫn có 1.180 bệnh nhân. Đến nay là 61 ngày chúng ta chưa ghi nhận ca mắc ở cộng đồng và đã chữa khỏi 1.063 bệnh nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục