Ngày 12/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cấp phép lưu hành khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J), sau khi phê chuẩn cho các vaccine do Pfizer-BionTech và Oxford-AstraZeneca bào chế.
|
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson.
|
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Mỗi công cụ mới, an toàn và hiệu quả chống lại COVID-19 là một bước tiến gần hơn tới việc kiểm soát đại dịch. Chúng tôi hy vọng loại vaccine mới này sẽ giúp thu hẹp sự bất bình đẳng về vaccine".
Thông tin trên được đưa ra sau khi loại vaccine tiêm một liều duy nhất này được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép lưu hành hôm 11/3. Ngoài ra, vaccine của J&J cũng được "bật đèn xanh" từ các cơ quan quản lý ở Mỹ, Canada và Nam Phi.
WHO cho biết vaccine của J&J đã được đưa vào "danh sách sử dụng khẩn cấp" - danh sách này đánh giá tính phù hợp của các sản phẩm sức khỏe mới trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và quá trình này nhanh hơn so với hệ thống cấp phép thông thường.
Động thái trên của WHO đã mở đường cho việc sử dụng vaccine trên như một phần của sáng kiến COVAX nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine ở những nước nghèo.
Khoảng 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của J&J đã được cam kết phân phối đến các cơ sở y tế và WHO hy vọng kế hoach này có thể được triển khai thông qua COVAX muộn nhất là từ tháng 7/2021.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine của J&J có hiệu quả 67% trong việc ngăn ngừa COVID-19. Tuy nhiên, kết quả đó đã cân nhắc tới tất cả các biến thể của COVID-19. Vaccine này chứng minh có hiệu quả 85,4% trong việc ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng do COVID-19.
Vì đây là vaccine tiêm một liều duy nhất, WHO cho biết họ hy vọng điều này sẽ tạo thuận lợi cho chiến dịch tiêm chủng ở tất cả các nước.
(Theo Tin tức)
Bulgaria trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tạm thời đình chỉ hoạt động tiêm chủng vaccine AstraZeneca sau khi phát hiện một trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine này.
Tính đến nay, sau 5 ngày triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19, hiện đã có 5.248 người được tiêm vắc xin này, trong đó riêng Hải Duong đã tiêm cho 2.862 người.
48 ca nhiễm biến thể N439K của virus SARS-CoV-2 với tốc độ lây lan nhanh có nguồn gốc từ Nam Phi đã được phát hiện tại Indonesia từ cuối năm 2020.
Tính đến 6h sáng 13/3, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19. Cả nước có hơn 39.000 người đang được cách ly phòng dịch.