Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/6/2021 | 8:12:10 AM

YênBái - Trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng, số trẻ em phải cách ly tại gia đình hoặc ở các địa bàn phải giãn cách xã hội và các cơ sở cách ly tập trung tiếp tục tăng lên. Trong đó, nhiều em nhỏ phải đi cách ly, xa cha mẹ, gia đình, rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh các nguy cơ lây nhiễm bệnh và phải tự lập trong cuộc sống hằng ngày, các em nhỏ còn có nguy cơ cao bị sang chấn tinh thần, khủng hoảng tâm lý.

Đeo khẩu trang là một cách chăm sóc trẻ em trong mùa dịch. (Ảnh minh họa)
Đeo khẩu trang là một cách chăm sóc trẻ em trong mùa dịch. (Ảnh minh họa)

Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Việt Nam, một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận các chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và chủ động thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay từ đầu tháng 5, nhiều địa phương đã phải cho học sinh, sinh viên nghỉ học và học trực tuyến tại nhà. Các em học sinh các cấp trải qua "mùa Covid” thứ hai, với bao nhiêu sự xáo trộn trong học tập cũng như sinh hoạt.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng, số trẻ em phải cách ly tại gia đình hoặc ở các địa bàn phải giãn cách xã hội và các cơ sở cách ly tập trung tiếp tục tăng lên. Trong đó, nhiều em nhỏ phải đi cách ly, xa cha mẹ, gia đình, rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh các nguy cơ lây nhiễm bệnh và phải tự lập trong cuộc sống hằng ngày, các em nhỏ còn có nguy cơ cao bị sang chấn tinh thần, khủng hoảng tâm lý. 

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện có khoảng 6% trường hợp phải cách ly F1 là trẻ em (có khoảng hơn 4.000 trẻ em là F0 và F1), số lượng này có thể gia tăng khi lượng cách ly tại khu công nghiệp, khu chế xuất tăng lên. 

Trước thực tế nêu trên, Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB và XH) đã đề nghị Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố khẩn trương phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng cập nhật số lượng, lập danh sách và nhu cầu của trẻ em ở các địa bàn giãn cách xã hội và các cơ sở cách ly tập trung; sử dụng ngân sách của Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh (nếu có) hoặc ngân sách của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và các nguồn vận động khác để hỗ trợ dinh dưỡng, đồ dùng thiết yếu, thuốc và các vật phẩm y tế bổ sung với phương châm không để một trẻ em nào có nhu cầu, gặp khó khăn mà không được hỗ trợ kịp thời. 

Cùng với đó, phối hợp các ngành, các đơn vị chức năng tại địa phương tham mưu UBND các tỉnh, thành phố triển khai kịp thời các biện pháp bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trẻ em cùng với việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt quan tâm phòng, chống nguy cơ xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em, phòng ngừa sang chấn và hỗ trợ ổn định tâm lý cho trẻ em…

"Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh” cũng là thông điệp chính của Tháng hành động vì trẻ em năm 2021. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thời gian tới, cơ quan chức năng các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, mạng viễn thông về kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tuyên truyền về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) tới gia đình, cộng đồng xã hội và trẻ em. 

Đặc biệt, đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch, trong đó yêu cầu cập nhật liên tục số lượng, lập danh sách và nhu cầu của trẻ em ở các địa bàn giãn cách xã hội và các cơ sở cách ly tập trung; sử dụng hiệu quả ngân sách của Quỹ Bảo trợ trẻ em và các nguồn vận động khác để hỗ trợ dinh dưỡng, đồ dùng thiết yếu, thuốc và các vật phẩm y tế bổ sung cho trẻ em với phương châm không để một trẻ em nào có nhu cầu, gặp khó khăn mà không được hỗ trợ kịp thời.  
K.T

Các tin khác
Công tác phòng chống Covid-19 đang được người dân thực hiện nghiêm túc. Ảnh : Văn Tuấn

Danh sách cập nhật ổ dịch Covid-19 theo thông báo của Sở Y tế Yên Bái ngày 2/6/2021. Đề nghị người dân theo dõi, nắm bắt để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch!

Số ca mắc mới sáng 2/6

Bản tin sáng 2/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 53 ca mắc COVID-19 trong nước ghi nhận tại 3 tỉnh, thành phố là: Bắc Giang 48 ca, Bắc Ninh 3 ca và TP Hà Nội 2 ca. Việt Nam hiện có 7.625 bệnh nhân

Công tác phòng chống đang được tỉnh Yên Bái kiểm soát chặt chẽ. Ảnh Hà Tĩnh

Từ 18h tối qua (1/6) đến 6 giờ sáng nay- 2/6, Yên Bái không ghi nhận trường hợp nào về từ vùng dịch. Đến thời điểm này, Yên Bái chưa có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.

Ảnh minh họa

Phải rà soát các trường hợp có liên quan đến bệnh nhân COVID-19 theo thông báo khẩn của tỉnh Bình Dương - Đó là chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Yên Bái gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố. Nội dung như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục