Cả nước ghi nhận hơn 1.400 ca COVID-19, không có ca tử vong

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/5/2022 | 7:42:22 PM

Từ 16h ngày 20/5 đến 16h ngày 21/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.457 ca mắc mới tại 43 tỉnh, thành phố trong nước, giảm 130 ca so với ngày trước đó.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 21/5.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 21/5.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (370), Nghệ An (95), Vĩnh Phúc (91), Phú Thọ (88), Quảng Ninh (61), Yên Bái (60), Tuyên Quang (57), Hải Phòng (44), Lào Cai (43), Thái Bình (42), Thái Nguyên (41), Bắc Kạn (37), Quảng Bình (34), TP.HCM (33), Hưng Yên (32), Đà Nẵng (30), Nam Định (28), Hải Dương (28), Hà Tĩnh (22), Lâm Đồng (22), Hòa Bình (20), Hà Nam (18), Bình Phước (15), Lạng Sơn (15), Hà Giang (14), Sơn La (14), Thanh Hóa (13), Cao Bằng (12), Quảng Trị (11), Ninh Bình (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Bình Thuận (7), Phú Yên (7), Thừa Thiên Huế (7), Lai Châu (6), Bắc Giang (6), Điện Biên (5), Bình Định (4), Tây Ninh (3), Khánh Hòa (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1); trong đó có 1.218 ca cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-48), Sơn La (-29), Quảng Bình (-25).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+44), Nghệ An (+29), Nam Định (+13).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 1.645 ca/ngày.


Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.707.568 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.196 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.699.811 ca, trong đó có 9.390.284 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.597.484), TP.HCM (609.164), Nghệ An (484.037), Bắc Giang (387.510), Bình Dương (383.760).

Trong ngày 21/5, cả nước có 3.069 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca điều trị khỏi lên 9.393.101 người.

Số bệnh nhân đang thở oxy là 221 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 182 ca
- Thở oxy dòng cao HFNC: 19 ca
- Thở máy không xâm lấn: 5 ca
- Thở máy xâm lấn: 13 ca
- ECMO: 2 ca

Từ 17h30 ngày 20/5 đến 17h30 ngày 21/5 không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 1 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.075 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số ca mắc trong 7 ngày qua

Trong ngày 20/5, Việt Nam thực hiện tiêm 247.995 liều vaccine COVID-19. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 219.047.772 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 198.219.012 liều: Mũi 1 là 71.471.969 liều; Mũi 2 là 68.704.259 liều; Mũi 3 là 1.506.133 liều; Mũi bổ sung là 15.162.875 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 41.310.834 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 62.942 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.423.280 liều: Mũi 1 là 8.925.718 liều; Mũi 2 là 8.497.562 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 3.405.480 liều: Mũi 1 là 3.385.880 liều; Mũi 2 là 19.600 liều./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Bộ Y tế cho biết đến nay gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi; trong số hơn 1,27 triệu F0 đang giám sát, điều trị chỉ có 221 ca nặng (Ảnh: minh hoạ)

Bộ Y tế cho biết đến nay gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi; trong số hơn 1,27 triệu F0 đang giám sát, điều trị chỉ có 221 ca nặng; Bộ Y tế khuyến cáo dinh dưỡng lành mạnh để hồi phục sức khoẻ sau mắc COVID-19.

Người dân đi khám hậu COVID-19.

Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết các đại diện từ các quốc gia thành viên, người lao động và người sử dụng lao động tham gia Ủy ban Cố vấn của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (ACSH) đã đạt thỏa thuận về sự cần thiết phải công nhận COVID-19 là một bệnh nghề nghiệp trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội và giúp việc tại nhà, bởi trong bối cảnh đại dịch, người lao động trong các lĩnh vực này phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.

Logo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tên gọi được viết bằng tiếng Trung Quốc tại trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết vaccine Convidecia ngừa COVID-19 của hãng dược Trung Quốc CanSinoBIO có hiệu quả 64% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng và hiệu quả 92% trong việc ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục