Mù Cang Chải chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 7:36:56 AM

YênBái - Trong những năm qua, cùng với việc chú trọng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Mù Cang Chải còn đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong trường học, nhất là ở các trường tổ chức ăn bán trú, góp phần giúp học sinh có sức khỏe tốt để học tập.

Bữa ăn trưa của học sinh Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Bữa ăn trưa của học sinh Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.

Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn hiện có 1.147 học sinh, trong đó có 925 học sinh ăn 3 buổi/ngày theo chính sách của Nhà nước và 97 học sinh hưởng chế độ ăn trưa 2 buổi/ngày theo Nghị quyết số 70/2020/NQ-HĐND tỉnh. 

Thầy Nông Đức Viễn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nhiều năm nay, ngoài việc dạy học, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh luôn được nhà trường quan tâm. Theo đó, mỗi buổi sáng, chúng tôi chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng nhà trường trực tiếp nhận thực phẩm kiểm tra chất lượng, số lượng trước khi ký nhận và chế biến. Thực đơn món ăn được lên lịch theo tuần, thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định. Nhà trường có hồ sơ quản lý công tác ATTP chặt chẽ; Ban Giám hiệu kiểm tra, giám sát bếp ăn hàng ngày”. 

Còn bếp ăn của Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề  mỗi ngày cung cấp trên 1.000 suất ăn cho các em học sinh người dân tộc thiểu số, nên công tác ATTP luôn được nhà trường chú trọng. Hiện nhà trường thực hiện mô hình bếp ăn dinh dưỡng một chiều, nơi tiếp nhận, sơ chế thực phẩm tươi sống và khu vực chế biến, chia khẩu phần ăn được bố trí tách biệt.

"Mặc dù cơ sở vật chất nhà ăn, nhà bếp còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cứ bước vào năm học mới, Ban Giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch kiểm kê về trang thiết bị, đồ dùng phục vụ nấu ăn; bổ sung và thay thế các thiết bị, đồ dùng không đảm bảo an toàn; thường xuyên kiểm tra việc đảm bảo VSATTP, vệ sinh ăn uống trong trường, theo hướng "kiểm thực ba bước” và lưu mẫu thức ăn theo quy định... Nhờ vậy, hàng năm vấn đề VSATTP trong nhà trường luôn được đảm bảo”. Thầy Phạm Minh Dũng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Năm học 2022 - 2023, huyện Mù Cang Chải có 11.080 học sinh bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ và 1.732 học sinh hưởng chế độ ăn trưa 2 buổi/ngày theo Nghị quyết số 70/2020/NQ-HĐND tỉnh. Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh bán trú, đặc biệt là khâu VSATTP, hàng năm Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện yêu cầu các nhà trường công khai, minh bạch các khoản chi tiêu nuôi dưỡng học sinh; các cơ quan chuyên môn thành lập tổ tiếp nhận và nghiệm thu thực phẩm, hàng ngày có bảng công khai tài chính. 
Đồng chí Nguyễn Anh Thủy - Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Phòng đã tham mưu ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng, chống suy dinh dưỡng cho học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ theo từng năm và cả giai đoạn cho từng đơn vị xã và đến tận các đơn vị trường. Đặc biệt, phối hợp, chỉ đạo các xã, các trường học mầm non vận động phụ huynh, đóng góp kinh phí, tham gia cùng nhà trường nấu ăn cho các em, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ từ 2 - 5 bữa/tuần tại các điểm bản, dần thay thế bữa cơm cặp lồng, góp phần giảm tỷ lệ học sinh dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, nâng cao tầm vóc, thể trạng trẻ”.

Cùng với đó, Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các trường học kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, đặc biệt là kiểm soát nguồn gốc cung cấp lương thực, thực phẩm cho bếp ăn của nhà trường; quản lý chặt chẽ về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn bán trú, bếp ăn tập thể, các điểm có tổ chức nấu ăn trưa cho học sinh, nhất là các điểm trường lẻ; dịch vụ ăn uống trong các đơn vị; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định; kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm  ATTP cung ứng thực phẩm cho bếp ăn. 

Đồng thời, tăng cường phối hợp với Trung tâm Y tế huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai công tác ATTP tại các trường học và bồi dưỡng kiến thức VSATTP cho gần 300 cán bộ, giáo viên, nhân viên trước thềm năm học mới. 

Nhờ làm tốt công tác quản lý, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên nhiều năm qua các trường học trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục bán trú trong nhà trường ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải vệ sinh an toàn thực phẩm trường học giáo dục và đào tạo

Các tin khác

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại. Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật trí tuệ cho trẻ em tại Trường Mầm non Sunrise.

Từ ngày 19/4 đến 2/5, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái đã triển khai chương trình sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật về thể chất, trí tuệ trong 9 trường mầm non trên địa bàn.

Khám, đo huyết áp cho người dân tại Trạm Y tế xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Bộ Y tế đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, giám sát tại một số tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

"Gã khổng lồ" dược phẩm AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận rằng vaccine COVID-19 của hãng này có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục