Làn sóng COVID-19 mới đe dọa châu Âu khi mùa đông đến

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2022 | 2:36:30 PM

Thời tiết châu Âu đã chuyển mát, các chuyên gia cảnh báo làn sóng COVID-19 mới đang hiện hữu. Biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron vẫn là nguyên nhân chính.

Người dân Barcelona, Tây Ban Nha, đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm
Người dân Barcelona, Tây Ban Nha, đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm

Hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron thống trị mùa hè vừa qua vẫn đang là nguyên nhân chính cho phần lớn các ca nhiễm gần đây, nhưng các biến thể phụ mới hơn đang dần phổ biến.

Các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các nhà khoa học đang theo dõi hàng trăm biến thể phụ mới của Omicron.

Theo dữ liệu do WHO công bố vào cuối ngày 5-10, số ca mắc COVID-19 ở Liên minh châu Âu (EU) đạt 1,5 triệu ca vào tuần trước, tăng 8%. Trong khi trên toàn cầu, số ca mắc đang giảm.

Số ca nhập viện ở EU và Anh cũng đang tăng trong những tuần gần đây.

Trong tuần kết thúc vào ngày 4-10, tỉ lệ nhập viện có triệu chứng do COVID-19 tăng gần 32% ở Ý, trong khi số người phải chăm sóc đặc biệt tăng 21% so với một tuần trước đó.

Cũng trong quãng thời gian này, số ca nhập viện vì COVID-19 ở Anh tăng 45% so với một tuần trước.

Các loại vắc xin nhắm vào Omicron đã ra mắt ở châu Âu vào tháng 9. Việc triển khai vắc xin bắt đầu từ ngày 5-9, khoảng 40 triệu liều vắc xin do Pfizer-BioNTech và Moderna sản xuất đã chuyển đến các quốc gia thành viên EU.

Tuy nhiên, dữ liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu ( ECDC) cho thấy số liều vắc xin được sử dụng theo tuần ở EU chỉ từ 1 triệu đến 1,4 triệu liều trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với mức 6-10 triệu liều/tuần hồi đầu năm.

Quan chức EU cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay là nhận thức rằng đại dịch đã kết thúc, tạo ra cảm giác an toàn sai lệch.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài CBS phát tối 18-9 giờ Mỹ, Tổng thống Joe Biden tuyên bố đại dịch COVID-19 đã "kết thúc" ở Mỹ.

Trong khi đó, theo báo New York Times, Mỹ vẫn ghi nhận 400-500 người chết vì COVID-19 mỗi ngày. Tính đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới, với hơn 97 triệu ca, trong đó hơn 1 triệu người đã tử vong.

Trong cuộc họp báo ngày 20-9, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết mặc dù tỉ lệ mắc COVID-19 và tử vong đã giảm xuống, nhưng đại dịch vẫn "đang diễn ra".

Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ thúc đẩy một chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn khi mùa đông đang đến gần.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "Chúng ta vẫn chưa đạt đến mức chấm dứt đại dịch. Nhưng đây là thời điểm tốt nhất để chấm dứt nó. Cần bước tới để nắm bắt cơ hội này".



(Theo TTO)

Các tin khác
Trẻ nhiễm virus Adeno đang được điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương.

Adenovirus là bệnh truyền nhiễm đã lưu hành từ những năm 50 và là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Các chuyên gia cho rằng việc xét nghiệm phải có chỉ định của bác sĩ, không xét nghiệm tràn lan.

Pháp ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất khu vực châu Âu trong 24 giờ qua.

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info, tính đến sáng ngày 5/10, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 624.083.852 ca nhiễm và 6.552.691 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 366.395 ca nhiễm mới, trong đó, châu Âu đứng đầu với 218.381 ca.

Bữa ăn trưa của học sinh Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.

Trong những năm qua, cùng với việc chú trọng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Mù Cang Chải còn đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong trường học, nhất là ở các trường tổ chức ăn bán trú, góp phần giúp học sinh có sức khỏe tốt để học tập.

Hình ảnh Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tuyên bố quốc gia này đã đạt được miễn dịch cộng đồng đối với đại dịch Covid-19 nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục