Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia cho biết thông tin trên dựa theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đồng thời kêu gọi người dân tiêm nhắc lại vắc-xin càng sớm càng tốt.
|
Một người đàn ông đeo khẩu trang y tế khi chạy xe máy trên đường phố Kuala Lumpur - Malaysia
|
"Bộ Y tế đang liên lạc chặt chẽ với WHO, Trung Quốc và các đồng nghiệp của chúng tôi từ ASEAN. Dựa trên các báo cáo, WHO đã có cuộc họp với Trung Quốc về việc chia sẻ dữ liệu mới nhất và sẽ tiếp tục thu thập các thông tin chi tiết về tình hình và cách ứng phó COVID-19 tại nước này" - bà Zaliha Mustafa, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia, cho biết.
Bà nói thêm: "Dựa trên báo cáo của Trung Quốc gửi WHO, các biến chủng và biến chủng phụ được tìm thấy ở Trung Quốc cũng được phát hiện ở Malaysia".
Theo The Star và Asia News Network, trước đó nhiều báo cáo cho thấy làn sóng COVID-19 hiện tại ở Trung Quốc chủ yếu do BF.7, một hậu duệ của BA.5 Omicron gây ra.
Trong cuộc họp cấp cao với Trung Quốc hôm 30-12, WHO tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tăng cường chia sẻ dữ liệu cụ thể theo thời gian thực và tình hình dịch tễ học, trong đó nhấn mạnh công tác giải trình tự gien virus.
Việc giải trình tự gien SARS-CoV-2 là hoạt động giám sát thường xuyên ở nhiều quốc gia có năng lực giải trình tự, bao gồm Việt Nam, nhằm kiểm soát các biến chủng đang gây ra các làn sóng dịch bệnh cũng như sớm phát hiện sự xâm nhập của các dòng virus mới, đặc biệt là các biến chủng mới có khác biệt về khả năng lây lan hay độc lực, có nguy cơ tạo thành biến chủng đáng lo ngại tiếp theo.
Bỉ kiểm tra nước thải máy bay đến từ Trung Quốc
Theo Reuters, hoạt động này của Bỉ nhằm tìm kiếm các biến chủng COVID-19 mới, có thể xuất hiện thông qua virus trong nước thải của các máy bay.
Công bố vào hôm 2-1, ông Steven Van Gucht từ Viện Y tế công cộng Quốc gia Sciensano cho biết: "Đây sẽ là một mục tiêu giám sát bổ sung để xác minh rằng dữ liệu của chúng tôi nhận được từ Trung Quốc là chính xác".
Bỉ cũng yêu cầu hành khách từ Trung Quốc tự xét nghiệm COVID-19 nếu họ có các triệu chứng bệnh trong vòng 7 ngày sau khi đến Bỉ.
Tại một cuộc họp báo công bố các biện pháp mới, Bộ trưởng Bộ Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke nhấn mạnh cần có một chính sách chung trên toàn Liên minh châu Âu (EU) để ứng phó với làn sóng từ Trung Quốc. EU dự định sẽ họp về vấn đề này trong ngày 4-1.
(Theo NLĐO)
WHO thúc giục các quan chức Trung Quốc thường xuyên chia sẻ thông tin cụ thể và theo thời gian thực về tình hình dịch COVID-19 đang bùng phát tại nước này.
Ngày 27/11/2021, Yên Bái ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 đầu tiên ngoài cộng đồng. Và sau đó là một hành trình nỗ lực để Yên Bái lập "kỳ tích” là tỉnh duy nhất giữ "vùng xanh” lâu nhất của cả nước và đến ngày 25/5/2022, tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đã trở về "vùng xanh”cấp độ 1.
Chuyên gia dịch tễ Ngô Tôn Hữu thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết, số ca nhiễm Covid-19 ở một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân và Thành Đô đã chạm đỉnh.
Gần đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ghi nhận một số thông tin về nguy cơ hạn chế, gián đoạn nguồn cung ứng một số thuốc sinh học là các dịch truyền Albumin và Globulin.