Sự hồi sinh của người bệnh là món quà hạnh phúc đối với người thầy thuốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/2/2023 | 10:22:35 AM

Với bệnh nhân, nhất là những người vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh, khi khỏe lại sẽ có cảm giác mình được sinh ra một lần nữa. Còn với các y bác sĩ, sự hồi sinh của người bệnh là món quà hạnh phúc đối với họ...

Chị Đặng Thị Mai trong những ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
Chị Đặng Thị Mai trong những ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

Cậu Bé Cù Xuân Trường 11 tuổi vẫn nghẹn ngào khi nhớ lại thời điểm mẹ của em - chị Đặng Thị Mai 31 tuổi ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Khi đó em sợ mình sẽ mất mẹ vĩnh viễn. "Bố bảo là mẹ bị tai nạn. Ai cũng bảo mẹ sắp mất ngoài đấy, lúc đó con sợ mẹ con không về được" - Trường kể.

Giữa tháng 10 năm ngoái, trên đường từ Bắc Ninh về Yên Bái, chị Đặng Thị Mai bị tai nạn xe máy nghiêm trọng dẫn đến hôn mê do tụ máu nội sọ dưới màng cứng, chảy máu màng não; chấn thương ngực gãy 5 xương sườn; chấn thương bụng, dập vỡ toàn bộ gan phải; sốc mất máu; gãy xương đùi phải. Tiên lượng khó qua khỏi.

Ông Cù Văn Túc – bố chồng của chị Mai cho biết, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, các bác sỹ thông báo gia đình phải chuẩn bị trước tâm lý: "bác sĩ bảo cái này thì không biết thế nào mà nói trước. Nếu mà hồng phúc mà cứu được thì về làm người, mà không được thì chấp nhận…. Ở nhà cũng thu dọn hết tất cả đồ trong gia đình và chuẩn bị chỗ để đem cháu về".

Theo BS Nguyễn Văn Chúc, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái sau khi đặt ống nội khí quản để duy trì sự sống cho bệnh nhân, các bác sỹ đã tiến hành hội chẩn toàn viện và hội chẩn từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương, nhận định tình trạng bệnh nhân bị vỡ gan độ 4, không thể chuyển lên tuyến trên cũng như tiến hành phẫu thuật cắt gan vì nguy cơ sẽ làm vỡ toàn bộ thùy gan phải, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ, phương án tối ưu lúc này là điều trị bảo tồn. "Trong hai ngày đầu tiên là bệnh nhân tình trạng sốc rất nặng, chúng tôi đã truyền khoảng 35 đơn vị máu và chế phẩm máu, tức là khoảng 10 lít máu chế phẩm máu…" - BS Chúc nhớ lại.

Bệnh nhân Đặng Thị Mai được theo dõi 24/24, chỉ cần các chỉ số sinh tồn lệch chuẩn, ngay lập tức các bác sỹ sẽ tiến hành can thiệp để hạn chế tối đa nguy cơ sốc đa tạng. Liên tục các cuộc hội chẩn toàn viện được tổ chức để tìm ra biện pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh. Và sau 5 ngày chiến đấu với tử thần, bệnh nhân đã tỉnh lại.


Chị Đặng Thị Mai trò chuyện cùng phóng viên VOV2

Niềm vui của các bác sỹ khi giúp bệnh nhân vượt qua được cơn nguy kịch cũng chính là hạnh phúc được hồi sinh của người bệnh. Chị Đặng Thị Mai chia sẻ, giống như chị được sinh ra một lần nữa: "Em chỉ biết lúc đấy là em đang đi sang đường để đổ xăng, em sang đến mép đường bên kia rồi xong em không biết gì nữa. Đến khi tỉnh lại em không hiểu sao máy móc gắn xung quanh người".

10 ngày sau, bệnh nhân Mai được tiến hành mổ ghép xương đùi. Điều trị, theo dõi thêm 10 ngày, chị đã được xuất viện. Mặc dù việc đi lại vẫn còn hạn chế, nhưng chị Mai đã có thể tự làm được một số công việc gia đình. Tự tay chăm sóc các con, lo toan vườn tược, bếp núc thế là hạnh phúc. Trải qua ranh giới sinh tử, chị Mai càng khao khát được sống và trân quý cuộc sống hiện tại.

"Sang đến năm mới vừa rồi là em bỏ nạng tự đi được. Em rất vui vì được trở về cuộc sống bình thường, được chăm sóc các con…” - chị Mai xúc động.

(Theo VOV)

Các tin khác
Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND Yên Bình An Hoàng Linh trao hỗ trợ 20 tấn xi măng cho xây dựng công trình Nhà văn hóa thôn Loan Thượng, xã Tân Hương.

Trong "Ngày cuối tuần cùng dân", lãnh đạo huyện Yên Bình đã cùng cán bộ, công chức xã và nhân dân đã cùng khởi công xây dựng Nhà văn hóa thôn Loan Thượng, tham gia vệ sinh môi trường và trồng hơn 500m đường hoa.

GS-TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và các cộng sự thực hiện một ca phẫu thuật nội soi.

Trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, nhiều kỹ thuật khó trong các lĩnh vực y học đã được áp dụng thành công, giúp Việt Nam ghi dấu trên bản đồ y khoa thế giới.

Người dân đến Trạm Y tế thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Có lẽ khó đưa một câu trả lời chính xác rằng, trạm y tế có từ bao giờ, Chỉ biết, xửa xưa đã từng mang tên “trạm xá”. Mỗi xã, phường, thị trấn ở đất nước Việt Nam đều có một trạm y tế. Dù gọi là tuyến đầu, hay tuyến dưới thì nó luôn được biết đến là cơ sở y tế gần dân nhất và có một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay các vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng rất đa dạng, khó kiểm soát, khó xử lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục