3 quan niệm sai lầm về vaccine HPV

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/3/2023 | 3:04:24 PM

Vaccine HPV không chỉ có hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, mà còn có lợi cho nhiều tình trạng sức khỏe khác...

Tiêm vaccine HPV là cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa hơn 90% bệnh ung thư do HPV gây ra.
Tiêm vaccine HPV là cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa hơn 90% bệnh ung thư do HPV gây ra.

Việc tiêm vaccine HPV phòng ngừa các bệnh ung thư liên quan đến virus này được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 9-26 tuổi. Vậy, với những người ở độ tuổi trên 26 có nên tiêm hay không?

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phổ biến do virus Humanpapilloma (HPV) gây ra. Đây là mối nguy hàng đầu đe dọa sức khỏe, tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu. Thống kê cho thấy, mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 500.000 trường hợp mắc mới và có khoảng 250.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Từ khi có vaccine HPV, số ca mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn một số sai lầm xung quanh việc sử dụng loại vaccine này:

Sai lầm 1: Vaccine HPV chỉ bảo vệ phụ nữ

Đa số đều quan niệm rằng, HPV gây bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ và việc tiêm vaccine HPV chỉ bảo vệ phụ nữ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, HPV - loại virus lây truyền qua đường tình dục này, có thể gây ung thư bộ phận sinh dục và ung thư cổ họng, đáy lưỡi, amidan, ung thư hậu môn ở cả nam và nữ. Do đó, tiêm vaccine HPV có thể bảo vệ cả nam và nữ khỏi các tình trạng liên quan đến HPV.

Sai lầm 2: Chỉ tiêm khi chưa có hoạt động tình dục

Nhiều người cho rằng, vaccine HPV chỉ có hiệu lực khi được tiêm cho trẻ trước tuổi 12, khi chưa có hoạt động tình dục. Các nghiên cứu cho thấy, vaccine HPV có hiệu quả cả ở lứa tuổi cao hơn và khi đã có hoạt động tình dục.

Thông thường, vaccine HPV có hiệu quả cao nhất trước khi tiếp xúc với virus HPV thông qua hoạt động tình dục. Các chuyên gia khuyến cáo, các bé trai và bé gái từ 11–12 tuổi nên tiêm 2 liều cách nhau từ 6 đến 12 tháng.

Nếu các mũi vaccine HPV không được hoàn thành trong thời gian này, thì vaccine này vẫn được khuyến nghị tiêm cho tất cả người trưởng thành đến 26 tuổi. Ngoài ra, người trưởng thành từ 27 - 45 tuổi chưa tiêm vaccine HPV cũng có thể cân nhắc việc tiêm vaccine khi đã trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Sai lầm 3: Không phải khám sàng lọc ung thư cổ tử cung khi đã tiêm vaccine

Một sai lầm phổ biến khác là nhiều người đã bỏ qua việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung sau khi tiêm vaccine HPV.

Các chuyên gia khuyến cáo, vaccine HPV chỉ bảo vệ chống lại các dạng virus HPV phổ biến nhất và có nguy cơ cao, chứ không bảo vệ chống lại được tất cả các chủng virus HPV.

Do đó, cần duy trì lịch thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên khoa để sàng lọc ung thư cổ tử cung và các dạng ung thư khác là điều cần thiết.

(Theo SKĐS)

Các tin khác

Ngày 24-3 hằng năm là Ngày Thế giới phòng, chống lao nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội, đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Chủ đề Ngày thế giới phòng, chống lao năm 2023 của Việt Nam là “Việt Nam chiến thắng bệnh lao”, thể hiện quyết tâm cao của cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao.

Lãnh đạo Bệnh viện Phổi tỉnh cùng các y, bác sĩ Trạm Y tế xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái hướng dẫn bệnh nhân lao dùng thuốc tại nhà.

Là bệnh viện tuyến tỉnh, chuyên về quản lý, điều trị bệnh lao và các bệnh về phổi, thời gian qua, Bệnh viện Phổi tỉnh Yên Bái đã triển khai có hiệu quả công tác khám sàng lọc lao tại cộng đồng để thu dung người bệnh mắc lao vào điều trị kịp thời, phấn đấu năm 2030 chấm dứt bệnh lao trên địa bàn tỉnh.

Lô thuốc viên nén bao tan trong ruột Rabesta 20 kém chất lượng bị thu hồi.

Công ty sản xuất lô thuốc Rabesta 20 (Rabeprazol natri 20mg) trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị phạt 120 triệu đồng.

Ảnh minh họa

Chiều 23/3, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm đang cấp cứu và điều trị cho hai bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục