Yên Bái tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh Mác-bớc

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2023 | 4:47:30 PM

YênBái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Mác-bớc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Để chủ động trong công tác giám sát phòng chống dịch bệnh Mác-bớc xâm nhập, lan truyền trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 871, ngày 29/3/2023 yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Đối với Sở Y tế cần thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới và kip thời tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; phối hợp giám sát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh từ khu vực đang có dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế (đặc biệt lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày).

Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán sớm, điều trị quản lý ca bệnh kịp thời (nếu có). Đảm bảo thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh Mác-bớc. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về các biện pháp giám sát, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn…

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, để người dân dễ tiếp cận với các thông tin về tình hình dịch bệnh Mác-bớc, các biện pháp phòng, chống để người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn, các địa phương theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh tại địa phương, sẵn sàng các điều kiện đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.  

Bệnh Mác-bớc (Marburg) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút do Mác-bớc (Marburg) gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus), bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi rút Mác-bớc. Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày; khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%), bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Thanh Chi

Các tin khác
Khối u xuyên sọ to bằng quả bưởi trên trán bệnh nhân.

Trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài 2 giờ, các bác sĩ đã lấy được khối u nặng 0,5g trên trán bệnh nhân và thêm 6 giờ để tái tạo thẩm mỹ vạt da lớn bị hoại tử, bảo vệ não bộ cho bệnh nhân.

Ca can thiệp bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện E

Cuộc sống hối hả, với bao thứ bộn bề, lo toan, công việc căng thẳng… khiến người ta dễ rơi vào tình trạng stress. Khi bị stress, huyết áp tụt, máu lên não thiếu dễ dẫn tới tình trạng tổn thương tại não tạm thời hay vĩnh viễn.

Bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực sau khi nhập viện.

Sau khi chạy bộ được khoảng 5km vào lúc 17 giờ chiều, nam thanh niên trẻ thấy hoa mắt, chóng mặt, nóng bừng toàn thân, sau đó nhanh chóng đi vào hôn mê.

Bệnh nhi Trương Phúc Gia H. được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống.

Sáng nay (9/6), Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết sau một tuần điều trị tích cực đã cứu sống bệnh nhi Trương Phúc Gia H. (11 tuổi, trú phường Vỹ Dạ, thành phố Huế) bị viêm cơ tim tối cấp có biến chứng sốc tim, rung thất bằng kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục