Văn Yên chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/4/2023 | 10:59:44 AM

YênBái - Để chủ động phòng, chống các bệnh dịch truyền nhiễm bùng phát trong mùa hè, huyện Văn Yên đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch ngay từ khi bắt đầu vào mùa nắng nóng.

Người dân được khám sức khỏe tại Trạm Y tế xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên. ảnh minh họa
Người dân được khám sức khỏe tại Trạm Y tế xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên. ảnh minh họa


Dự báo tới đây, thời tiết sẽ nắng nóng trở lại - thời điểm dễ phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây do côn trùng như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết… Từ mùa hè năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện Văn Yên đã ghi nhận 120 ca cúm mùa, 98 ca tiêu chảy, 200 ca viêm kết mạc do Adeno vi rút, 31 ca thủy đậu và 630 ca phơi nhiễm dại, hội chứng lỵ 3 ca, viêm não Nhật Bản 2 ca, sốt xuất huyết 11 ca... 

Bác sĩ Ngô Tiến Hải - Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh tật và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện cho biết: Mặc dù hiện nay chưa phải là đợt nắng nóng cao điểm của mùa hè, nhưng thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân có thể bùng phát các loại dịch bệnh như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy do E.coli, tay chân miệng, sốt phát ban và sốt do các vi rút khác gây ra. 

"Để chủ động phòng chống các loại bệnh, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu giúp UBND huyện triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp dự phòng tích cực, giám sát các ca bệnh để có biện pháp xử lý thích hợp, khống chế không để lây lan thành dịch, đồng thời tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức để người dân hình thành ý thức vệ sinh phòng, chống dịch bệnh” - bác sỹ Hải nói. 

Ngoài ra, Trung tâm đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch gồm: chỉ đạo, theo dõi việc giám sát dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là các ổ dịch cũ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý kịp thời; tăng cường công tác giám sát từ phòng khám bệnh, khoa lây, trạm y tế xã và cộng đồng để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh dịch đầu tiên, kịp thời thu dung điều trị bệnh nhân, đồng thời tiến hành các biện pháp xử lý dịch không để lây lan ra diện rộng. 

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cách phát hiện các loại dịch bệnh và các biện pháp dự phòng tại cộng đồng; vận động nhân dân trong xã, thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, khơi thông cống rãnh, thu dọn các dụng cụ phế thải, thả cá vào các bể chứa nước, phát quang bụi rậm quanh nhà; triển khai tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác phòng, chống dịch cho cán bộ tuyến huyện, xã và thôn; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất và trang thiết bị cần thiết phục vụ khi có dịch xảy ra. Khi xảy ra dịch phải triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên.


Thực tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em. Vì thế, trong số những ca bệnh tiêu chảy vào điều trị tại Trung tâm, trẻ em chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng cũng thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi  từ 5 - 15 tuổi; quai bị thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên; thủy đậu thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi... Nguyên nhân là do cơ thể trẻ đang lớn, hệ thống miễn dịch đang từng bước hình thành. Vì vậy, cần có các biện pháp cụ thể đối với từng loại dịch bệnh nguy hiểm. 

Trong đó, các trường học cần chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ. Cần thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo công tác y tế học đường; xây dựng kế hoạch chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, báo cho y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phù hợp; liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để phối hợp giám sát, theo dõi sức khỏe học sinh. 

Đối với bệnh lây qua đường máu như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cần có biện pháp chung của cộng đồng là vệ sinh môi trường để loại trừ các ổ bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, thực hiện nằm màn. Đối với bệnh lây theo đường hô hấp như cúm, rubela... cần đeo khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

Với mục tiêu 100% ca bệnh/ ổ dịch nguy hiểm nhóm A được phát hiện sớm, điều tra, xử lý, khống chế kịp thời; 90% ca phơi nhiễm dại được phát hiện và tư vấn... Việc quan trọng nhất là phải nâng cao ý thức của mọi người và cộng đồng; các cấp, ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng người dân để họ biết cách tự phòng tránh.

Minh Tuấn

Tags Văn Yên phòng chống dịch bệnh mùa hè

Các tin khác
Hình minh họa.

Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc-xin COVID-19 trên địa bàn.

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 trên cả nước có chiều hướng gia tăng, ngày 12/4/2023, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh đã ký Công văn số 1042/UBND- XV yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Học sinh trường THCS thị trấn Khánh Yên đã trở lại học tập ổn định và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Sau khi phát sinh ổ dịch với 52 ca mắc COVID-19 là giáo viên, học sinh, Trường THCS Khánh Yên đã tạm dừng các hoạt động tập thể.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 29/3/2022.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10/4 (giờ địa phương) đã chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp về y tế quốc gia do dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục