Nhật Bản chấm dứt kiểm soát phòng dịch COVID-19; Thái Lan gia tăng số ca nhiễm biến thể XBB.1.16

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/4/2023 | 8:54:05 AM

Nhật Bản sẽ chấm dứt các biện pháp kiểm soát biên giới phòng dịch COVID-19 từ ngày 29/4, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu.

Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ chấm dứt các biện pháp kiểm soát biên giới từ ngày 8/5, phù hợp với quyết định phân loại COVID-19 là bệnh đặc hữu. Chính phủ cũng sẽ bắt đầu chương trình giám sát bộ gene mới, theo đó những người tham gia có các triệu chứng như sốt sẽ được kiểm tra trên cơ sở tự nguyện nhằm phát hiện các bệnh truyền nhiễm mới.

Các biện pháp kiểm soát biên giới do COVID-19 lần đầu tiên được  áp dụng tại Nhật Bản vào tháng 2/2020 và được coi là nghiêm ngặt nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Trước khi dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp kiểm soát biên giới, Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng kiểm soát biên giới đối với các du khách đến từ Trung Quốc đại lục từ ngày 5/4. Theo đó, các du khách đến từ Trung Quốc đại lục sẽ chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng COVID-19 khi nhập cảnh vào nước này, thay cho việc phải làm xét nghiệm và xuất trình giấy chứng nhận có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.

* Thái Lan gia tăng số ca nhiễm biến thể XBB.1.16

Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày ở thủ đô Bangkok đã tăng từ 400 lên 700 ca, gần gấp đôi số ca được ghi nhận trước tết Songkran.

Bộ Y tế Thái Lan cho biết, nước này vừa ghi nhận thêm 6 ca nhiễm biến thể mới của biến thể Omicron XBB.1.16, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại thủ đô Bangkok và người này chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời khuyến cáo người dân không cần quá lo ngại về mức độ nguy hiểm của biến thể này.

Bộ Y tế Thái Lan cũng cho biết hầu hết các ca tử vong liên quan đến COVID-19 tại nước này trong thời gian gần đây đều là những người chưa tiêm vaccine. Trước tình hình này, giới chức y tế Thái Lan tiếp tục khuyến cáo người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền nên đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, kể cả mũi nhắc lại và tiêm vaccine cúm để giảm nguy cơ tử vong hoặc biến chứng nặng do COVID-19.

Giới chức y tế Thái Lan cũng khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng và rửa tay thường xuyên rất hữu ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm COVID-19. Những người có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 nên thực hiện các xét nghiệm kháng nguyên nhanh, cách ly với những người khác và làm việc tại nhà.

Trong khi đó, để ứng phó với số ca nhiễm mới tăng lên 1.000 ca mỗi ngày, chính quyền thủ đô Bangkok cũng đang nỗ lực mở lại các điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo ước tính, có khoảng 1 triệu người tại thủ đô Bangkok vẫn chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.
(Theo VTV)

Các tin khác

Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Marburg.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NutriZabet được quảng cáo như thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng dành cho người tiểu đường NutriZabet được quảng cáo với công dụng như một loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường - Công ty công bố, đăng ký nội dung quảng cáo và chịu trách nhiệm về sản phẩm này vừa bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phạt 75 triệu đồng.

Để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ

Theo các bác sĩ, bên cạnh dịch COVID-19 đang gia tăng, các loại dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khác như cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn, ho gà cũng diễn biến phức tạp. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi người bệnh cùng lúc bị các loại dịch bệnh trên đồng loạt tấn công.

Nhiều trường hợp các em học sinh phải cấp cứu vì bị ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, nhiều trường hợp học sinh phải cấp cứu vì bị ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha. Các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục