Biến thể EG.5 đang lây lan tại hơn 50 nước nguy hiểm thế nào?

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/8/2023 | 8:41:23 AM

Biến thể EG.5, được đặt biệt danh là Eris, có vẻ lây lan mạnh hơn các biến thể đang lưu hành nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy nó gây bệnh Covid-19 nặng hơn.

Vắc xin mới dự kiến sẽ có mặt ở Mỹ từ cuối tháng 9-2023
Vắc xin mới dự kiến sẽ có mặt ở Mỹ từ cuối tháng 9-2023

 
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi một biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19 gọi là EG.5 hay Eris, một biến thể phụ của Omicron. Biến thể này đã được xếp vào danh sách "biến thể đáng quan tâm", đồng nghĩa nó sẽ được theo dõi trước khả năng xuất hiện đột biến nghiêm trọng hơn, theo CNBC.

Triệu chứng của EG.5 được cho là giống như các biến thể khác, gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, thay đổi mùi vị.

WHO cho biết EG.5 đã cho thấy khả năng lây lan mạnh hơn và có đặc điểm né tránh miễn dịch nhưng không có bằng chứng về việc biến thể gây bệnh nặng hơn.

Thông tin giải trình tự được cung cấp lên Sáng kiến toàn cầu về chia sẻ toàn bộ dữ liệu cúm (GISAID) tính đến ngày 7.8 cho thấy EG.5 đã xuất hiện tại 11 nước và phần lớn ca bệnh được xác định tại Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada. Các nước còn lại gồm Úc, Singapore, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, WHO cho biết EG.5 đã được phát hiện tại hơn 50 nước tính đến ngày 8.8.

Biến thể EG.5 đang chiếm ưu thế tại Mỹ, chiếm 17,3% tổng số ca bệnh Covid-19 trong tuần đầu tháng 8, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ. Số bệnh nhân Covid-19 nhập viện hàng tuần đã tăng hơn 14% trong tuần đó, vượt mức 10.000, cao nhất từ mùa xuân.

Mặc dù vậy, WHO đánh giá rằng nguy cơ của biến thể mới đối với sức khỏe công cộng là thấp ở mức toàn cầu. Hồi tháng 5, WHO đã tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây lo ngại toàn cầu.

Các hãng dược như Pfizer/BioNTech, Moderna và Novavax đã cập nhật vắc xin của họ để nhắm đến các biến thể XBB, dòng phụ của Omicron, theo Reuters.

EG.5 được cho là giống với XBB.1.5 dù có một đột biến ở protein gai, bộ phận của virus được vắc xin nhắm đến. Giám đốc CDC Mandy Cohen nói rằng mặc dù virus đã có những thay đổi mới, nhưng chúng vẫn bị phát hiện, ngăn ngừa và được chữa trị bằng các công cụ xét nghiệm, vắc xin và thuốc điều trị. Đồng nghĩa "toàn bộ công cụ của chúng ta vẫn hiệu quả khi virus thay đổi", bà Cohen nói, ước tính rằng vắc xin mới sẽ được phân phối rộng rãi tại Mỹ trong tháng 9.

(Theo TNO)

Các tin khác
Cán bộ Trạm Y tế xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn kiểm tra trang thiết bị y tế sau khi được điều tiết từ phòng khám đa khoa khu vực.

Giai đoạn 2017 - 2019, qua 3 lần sáp nhập trạm y tế vào phòng khám khu vực, toàn tỉnh còn 18 phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV). Song, do hoạt động kém hiệu quả và để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, ngành y tế triển khai Đề án “Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống PKĐKKV trên địa bàn tỉnh Yên Bái" theo hướng tinh gọn, hiệu quả nhằm khai thác sử dụng tối đa nguồn nhân lực và trang thiết bị, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Não bị “lão hóa” là tình trạng các tế bào não “bị bệnh” hoặc “già hóa” hiện diện với số lượng lớn và tiết ra các chất có hại ngăn cản hoạt động bình thường và phục hồi của các tế bào não xung quanh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loại thuốc Dasatinib và Quercetin giúp làm trẻ hóa não cá Killi, loài cá châu Phi có quá trình lão hóa giống như con người.

Ảnh minh họa

Từ hôm nay (15/8), giường bệnh theo yêu cầu loại 1 giường/phòng có giá tối thiểu là 180.000 đồng, tối đa là 4 triệu đồng/ngày. Giá khám bệnh không được thu quá 500.000 đồng/lượt.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Lai Châu ghi nhận 64 trường hợp mắc sốt rét, tăng 16,4%; tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt rét, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022. Trước diễn biến gia tăng ca mắc sốt rét tại tỉnh Lai Châu, Khánh Hoà, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế hai tỉnh này về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục