Biến thể COVID-19 mới khác biệt hoàn toàn về cấu trúc so với các biến thể trước đó

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/8/2023 | 7:42:14 AM

Biến thể COVID-19 mới BA.2.86 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là biến thể đang theo dõi. Biến thế này có chứa tới 36 đột biến gen virus.

So với biến thể chủ đạo XBB.1.5, biến thể mới nhất BA.2.86 chứa 36 đột biến gene virus có khả năng gây lây nhiễm COVID-19 cao hơn ở người đã được tiêm phòng hay có miễn dịch do đã từng mắc COVID-19.
So với biến thể chủ đạo XBB.1.5, biến thể mới nhất BA.2.86 chứa 36 đột biến gene virus có khả năng gây lây nhiễm COVID-19 cao hơn ở người đã được tiêm phòng hay có miễn dịch do đã từng mắc COVID-19.

Do khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch cao hơn so với những biến thể trước đó, biến thể EG.5 đã lan ra 45 nước trên thế giới, làm tăng số ca mắc và nhập viện do COVID-19. WHO nâng mức cảnh báo EG.5 thành biến thể đáng quan tâm, trong khi biến thể Eris (EG.5.1) được đưa vào danh sách biến thể đang theo dõi.

Các nhà khoa học đang theo dõi biến thể COVID-19 mới nhất BA.2.86 do chứa số lượng đột biến lớn. Biến thể mới nhất BA.2.86 chứa tới 36 đột biến so với biến thể chủ đạo hiện nay XBB.1.5.

Biến thể COVID-19 mới nhất BA.2.86 được phát hiện ở Đan Mạch, Anh, Mỹ và Israel.

TS. Wesley Long, giám đốc bộ phận vi sinh chẩn đoán tại Bệnh viện Houston Methodist, Mỹ cho biết BA.2.86 có khả năng vượt trội so với các biến thể khác của virus hoặc có lợi thế lẩn tránh hệ miễn dịch từ tiêm phòng hay lần nhiễm trước đó.

Theo TS. Eric Topol (chuyên gia về gene virus, Giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California), nhiều đột biến mới làm cho BA.2.86 "khác biệt hoàn toàn về cấu trúc” so với các biến thể trước đó.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước iếp tục giám sát và giải trình tự các trường hợp mắc bệnh COVID-19. Tuy nhiên, WHO thừa nhận hiện hiểu biết về biến thể mới BA.2.86 vẫn còn hạn chế.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, biến thể mới BA.2.86 có khả năng gây lây nhiễm cao hơn so với các biến thể trước đó. CDC cho biết, còn quá sớm để biết liệu biến thể BA.2.86 có gây ra các triệu chứng COVID-19 nặng hơn hay không.

Tuy nhiên, với số lượng đột biến gene virus cao, có lo ngại về tác động của biến thể mới này đối với khả năng miễn dịch chống lây nhiễm nhờ tiêm phòng vaccine hay lần mắc trước đó.

Các nhà khoa học đang để mắt đến BA.2.86 vì nó chứa đến 36 đột biến giúp phân biệt với biến thể XBB.1.5 đang chiếm ưu thế hiện nay.

Số ca nhiễm và nhập viện do COVID tăng lên ở Mỹ, châu Âu và châu Á vào mùa hè này, với nhiều trường hợp mắc được cho là do nhiễm biến thể phụ Omicron EG.5 (còn được mệnh danh là Eris).

TS. Wesley Long cho biết vaccine vẫn mang lại cho bạn khả năng phòng vệ tuyệt vời khỏi COVID-19 chuyển nặng và bảo vệ bạn khỏi tử vong do COVID-19.

Hiện nay, các liều vaccine COVID-19 tăng cường đang được phát triển nhắm trúng đích biến thể phụ XBB của Omicron.

Hãng dược phẩm Moderna gần đây cho biết liều vaccine COVID-19 tăng cường của Moderna đã tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại các biến thể EG.5 và FL.1.5.1. Các liều vaccine tăng cường cho thấy có hiệu quả trước các biến thể Omicron XBB đang lưu hành.

Hãng dược phẩm Pfizer tiết lộ, vaccine liều tăng cường của Pfizer có tác dụng trung hòa biến thể phụ Eris (E.G.5.1) trong thí nghiệm trên chuột.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm mổ cấp cứu bệnh nhân bị bò húc thủng ruột.

Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị bò húc thủng ruột.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi, Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối.

Từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã thực hiện tái tạo lưỡi cho hàng trăm bệnh nhân ung thư lưỡi. Các bệnh nhân sau khi được tái tạo lưỡi đều đảm bảo chức năng hô hấp, nuốt và giao tiếp.

Cha mẹ cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh tay, chân cho trẻ để phòng ngừa bệnh tay chân miệng.

Đắk Lắk ghi nhận trường hợp thứ 2 tử vong vì bệnh tay chân miệng. Bệnh nhi là bé trai sinh năm 2021, ở xã Tân Tiến, huyện Krông Pách.

Các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ TW hỗ trợ Hà Nội giám sát nguồn lây sốt xuất huyết.

Theo thống kê tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 61.799 ca mắc sốt xuất huyết, 14 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 số mắc giảm 61,7%, tử vong giảm 75 ca. Tuy nhiên, những tuần gần đây số ca mắc sốt xuất huyết tại khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục