Bộ Giáo dục-Đào tạo triển khai nhiều hoạt động nâng cao sức khỏe học đường

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/8/2023 | 7:43:46 AM

Đó là một trong những kết quả được nêu lên trong báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 - 2024 của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT).

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho hay một trong những kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 là triển khai hiệu quả công tác y tế trường học, giáo dục thể chất, tăng cường bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh.

Bộ GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình "Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025”, Chương trình "Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025”, Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác y tế trường học; tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh và triển khai mô hình đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động vận động thể lực; phối hợp với UNICEF và Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức khảo sát về sự suy giảm sức khỏe, thiếu hụt kỹ năng của trẻ em sau đại dịch Covid-19.

Trong năm học 2022 - 2023, Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn đề nghị các Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định của Luật An toàn thực phẩm và sử dụng hiệu quả Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, Công điện về việc đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ứng phó với nắng nóng tại các cơ sở giáo dục.

Ngoài ra Bộ GD-ĐT cũng có Công văn yêu cầu các Sở GD-ĐT, các đại học, học viện, trường đại học và cao đẳng sư phạm tiếp tục tăng cường công tác phòng,  chống và kiểm soát tình hình dịch Covid-19, không để dịch bùng phát và lây lan trong trường học, tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn và tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực đội ngũ, như: ban hành Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học và xây dựng các tài liệu thuộc Chương trình bồi dưỡng; ban hành tài liệu phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp ở học sinh; ban hành và hướng dẫn sử dụng Bộ tài liệu truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá mới và tài liệu Hướng dẫn giáo dục lồng ghép phòng, chống tác hại của thuốc lá trong bài giảng môn học, hoạt động giáo dục cấp THCS.

Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh; các tài liệu truyền thông về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh trong trường học… đều được ban hành. 

Đồng thời, các cơ sở giáo dục tổ chức tập huấn phòng chống đuối nước, bơi, cứu đuối an toàn và sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh năm 2023; tập huấn về truyền thông, giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá mới trong học sinh; Tổ chức phát động hưởng ứng và Giải Chạy dành cho học sinh, sinh viên "S-Race 2022” với sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của hơn 30.000 học sinh, sinh viên, thầy cô giáo. Đây cũng là giải chạy được tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là giải chạy học đường có số lượng học sinh, sinh viên tham gia nhiều nhất.

Ngoài ra, Giải Thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh cũng được tổ chức.

Các Sở GD-ĐT cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục; chú trọng bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh; tăng cường công tác y tế, giáo dục thể chất trong nhà trường.

Tại Yên Bái, với điều kiện thực tế của địa phương, Yên Bái xác định Chương trình sức khỏe học đường (SKHĐ) giai đoạn 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ tạo ra nhiều chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. 

Qua đó, mang đến những thay đổi tích cực cho trường học, để chăm sóc và nuôi dưỡng một thế hệ trẻ em khoẻ mạnh, năng động, trưởng thành đúng như mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định trong Luật Giáo dục 2019, nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo cho người học.  


V. T (BT-Vietnamnet)

Các tin khác
Phụ nữ nên tầm soát ung thư vú để phát hiện sớm bệnh

Những quan niệm sai lầm và thông tin sai lệch về ung thư vú khiến nhiều người hoang mang, có thể làm chậm cơ hội điều trị, khiến bệnh nhanh tiến triển.

Dịch vụ chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Phó Thủ tướng yêu cầu, khẩn trương hoàn thiện Thông tư điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi ban hành thông tư, hoàn thành trong tháng 8.2023.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và lãnh đạo Bệnh viện Phổi tỉnh phát thuốc miễn phí cho người dân.

Sáng 25/8, Bệnh viện Phổi trung ương phối hợp với Bệnh viện Phổi tỉnh Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí kết hợp với khám sàng lọc bệnh lao và các bệnh về phổi cho người dân vừa trải qua thiên tai xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.

So với biến thể chủ đạo XBB.1.5, biến thể mới nhất BA.2.86 chứa 36 đột biến gene virus có khả năng gây lây nhiễm COVID-19 cao hơn ở người đã được tiêm phòng hay có miễn dịch do đã từng mắc COVID-19.

Biến thể COVID-19 mới BA.2.86 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là biến thể đang theo dõi. Biến thế này có chứa tới 36 đột biến gen virus.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục