Bệnh nhân cao tuổi nhập viện tăng đột biến do rét đậm, rét hại

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/12/2023 | 2:37:37 PM

Bệnh nhân L.T.T (80 tuổi, Hà Nội) có chỉ số SP02 liên tục cảnh báo. Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Hữu Ánh cùng các điều dưỡng liên tục theo dõi, can thiệp để bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Chỉ vài ngày rét đậm, nhập viện với tình trạng mệt mỏi, không ăn uống, ông T. nhanh chóng trở nặng, suy hô hấp tiến triển.

Các bác sĩ chăm sóc trường hợp bệnh nhân nặng nằm theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực.
Các bác sĩ chăm sóc trường hợp bệnh nhân nặng nằm theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực.

Sáng 26/12, Khu khám bệnh của Bệnh viện Lão khoa Trung ương khá vắng vẻ. Nhưng trong Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, lượng bệnh nhân nhập viện rất đông. Chỉ sau khi rét đậm, rét hại 3-5 ngày, nhất là thời điểm cuối tuần vừa rồi nhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao, lượng bệnh nhân đến khám tăng đột biến.

Khoa Hồi sức tích cực có giường kế hoạch 51, nhưng cuối tuần vừa rồi đã nhận 56 bệnh nhân. Khoa phải từ chối tiếp nhận thêm vì không còn giường nằm điều trị. "Những đợt rét trước chỉ 2-3 ngày, người cao tuổi còn sức chống đỡ. Nhưng thời tiết rét đậm kéo dài 1 tuần qua khiến sức đề kháng của người cao tuổi suy giảm. Cuối tuần, lượng bệnh nhân tăng gấp rưỡi so với những tuần trước”, Tiến sĩ Tạ Hữu Ánh, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết

Các trường hợp nhập viện nhiều trong những ngày qua là chủ yếu người bệnh cao tuổi có tiền sử bệnh như tai biến. Có trường hợp nằm dài ngày, có nguy cơ nhiễm bệnh nặng lên, viêm phổi, ý thức lơ mơ. Trường hợp tai biến mạch máu não, có nguy cơ tăng huyết áp nhưng nếu không theo dõi cũng dễ diến biến nguy kịch. Ngoài ra, các bệnh lý tiểu đường, viêm khớp cũng khám nhiều thời điểm này.

Theo các bác sĩ, người già triệu chứng không điển hình, nhưng thường tuổi cao, có vài bệnh nền đi kèm, gặp thời tiết không thuận lợi sẽ thúc đẩy tình trạng bệnh nặng nhanh, điều trị khó khăn hơn.

Do đó, bác sĩ Ánh khuyến cáo, trong thời tiết lạnh, người cao tuổi phải theo dõi sức khỏe thường xuyên. Với người bệnh mãn tính, tăng huyết áp phải đo huyết áp hàng ngày, thường xuyên vì nếu phát hiện sớm huyết áp thay đổi sẽ bổ sung thuốc đầy đủ, kịp thời, tránh tai biến.

Về phòng tránh các triệu chứng hô hấp, phải giữ ấm cho bệnh nhân là vùng cổ, đầu, chân. Người già ngủ có thể đội mũ, đi tất, tránh nguy cơ bị viêm mũi họng, có thể làm lan xuống viêm hô hấp dưới như viêm phổi.

Đặc biệt, nếu người cao tuổi duy trì thói quen tập thể dục, nên tránh ra ngoài trời lúc sáng sớm dễ bị lạnh, viêm phổi. "Các cụ nên chuyển sang tập chiều, hoặc duy trì tập sáng khi đã có ánh nắng. Đồng thời, bảo đảm ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng tốt để có sức khỏe tốt hơn. Người có bệnh mãn tính, cao tuổi nên tiêm phòng cúm, phế cầu, tránh nguy cơ viêm phổi cho các cụ”, bác sĩ Ánh khuyến cáo.

YBĐT (Theo NDO)

Các tin khác

Sáng 26/12, Hội Đông y tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Nhân viên y tế Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái lấy mẫu thực hiện lấy máu gót chân cho trẻ mới sinh.

Chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh (SLTS-SLSS) là biện pháp tầm soát nhằm chủ động phát hiện, can thiệp và điều trị các bệnh, tật, di truyền ngay từ trong giai đoạn bào thai và khi trẻ mới sinh. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện giống nòi, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ, được ví như “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số.

Bộ Y tế vừa yêu cầu Công ty TNHH Quốc tế Zolex Pharma thu hồi và tiêu huỷ hai lô thực phẩm chức năng vi phạm quy định là Gaba - Citicolin và Bổ thần kinh TW.

Người bệnh có thể được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh nếu từ đủ 75 tuổi trở lên. Ảnh minh họa.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ 01/01/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục