Quy định mới nhất của Bộ Y tế về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/1/2024 | 4:20:12 PM

Thông tư mới nhất của Bộ Y tế hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam...

Thông tư mới nhất của Bộ Y tế hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam.
Thông tư mới nhất của Bộ Y tế hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

Thông tư này hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam.

Cụ thể, thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi các thành phần dinh dưỡng sau:

Năng lượng (kcal);
Chất đạm (g);
Carbohydrat (g);
Chất béo (g);
Natri (mg).

Riêng:

- Nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường và thực phẩm cho thêm đường khác phải ghi thêm đường tổng số.

- Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: Phải ghi thêm chất béo bão hòa.

- Thực phẩm không chứa/có chứa thành phần dinh dưỡng đã nêu trên nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I Thông tư này thì không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.

Theo đó, các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g/100ml thực phẩm/trong 01 khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn/theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.

Bộ Y tế yêu cầu việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan. Bảo đảm chính xác, không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm. Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.

Lộ trình thực hiện việc ghi nhãn được quy định như sau:

Chậm nhất đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.

Từ 01/01/2026, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng quy định tại Thông tư này.

Tại khoản 2, Điều 1 của Thông tư này ghi rõ không điều chỉnh đối với nguyên liệu, thực phẩm sau đây:

Nguyên liệu, thực phẩm không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm cả đá thực phẩm;

Thực phẩm có một thành phần nguyên liệu duy nhất;

Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai (bao gồm cả loại chỉ bổ sung CO2 và/hoặc hương liệu);

Muối thực phẩm, muối tinh;

Giấm ăn và các chất thay thế cho giấm bao gồm cả loại chỉ bổ sung hương liệu;

Hương liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

Men (enzym) thực phẩm;

Chè, cà phê không chứa thành phần bổ sung khác trừ phẩm màu, hương liệu;

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

Đồ uống có cồn;

Thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ và thực phẩm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);

Thực phẩm do cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ sản xuất quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;

Trường hợp tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 1 tự nguyện ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Đoàn kiểm tra của UBND huyện Văn Chấn làm việc với xã Sơn Lương về đánh giá các tiêu chí quốc gia về y tế.

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), lĩnh vực y tế là một trong những tiêu chí có nhiều chỉ tiêu mới, nhất là sau khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1300 về các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030. Thực hiện tiêu chí y tế (tiêu chí 15), huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể để các xã, thị trấn hoàn thành tốt tiêu chí này.

Bác sỹ của Trạm Y tế phường 16, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh khám bệnh từ xa cho bệnh nhân. Ảnh tư liệu

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 30/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Các bệnh nhân được điều trị kết hợp nhiều phương pháp như châm cứu, đắp nến, xung kích… tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.

Với phương châm “Lấy chất lượng phục vụ, hiệu quả điều trị bệnh nhân đặt lên hàng đầu”, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái đã và đang từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Nhân viên y tế dùng máy quét QR code trên Căn cước công dân gắn chíp để tra cứu thông tin người bệnh tại Trung tâm y tế huyện Tân Yên, Bắc Giang.

Việc triển khai giấy chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế điện tử và giấy hẹn khám lại điện tử cũng rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh, hạn chế các hành vi gian lận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục